Chế độ cho bảo vệ dân phố được quy định như thế nào?

21/11/2022
Chế độ cho bảo vệ dân phố được quy định như thế nào?
250
Views

Xin chào Luật sư. Bố tôi là công nhân mới về hưu và muốn tham giao vào hội bảo vệ dân phố. Nhưng tôi vẫn chưa biết theo pháp luật hiện nay chế độ cho bảo vệ dân phố được quy định như thế nào? Tôi rất cần sự tư vấn của luật sư, rất muốn nhờ luật sư cung cấp cho tôi thông tin về vấn đề này. Tôi rất mong nhận được sự phản hồi sớm nhất từ phía Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247 chúng tôi. Dưới đây là bài viết Chế độ cho bảo vệ dân phố được quy định như thế nào?. Mời bạn cùng đón đọc.

Cơ sở pháp lý

Nghị định 38/2006/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Bảo vệ dân phố là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 38/2006/NĐ-CP:

Bảo vệ dân phố là lực lượng quần chúng tự nguyện làm nòng cốt trong phong trào bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, được thành lập ở các phường, thị trấn nơi bố trí lực lượng Công an chính quy, do Ủy ban nhân dân phường quyết định thành lập.

Điều kiện, tiêu chuẩn của bảo vệ dân phố là gì?

Để có thể tham gia vào lực lượng bảo vệ dân phố, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn được quy định tại Điều 8 Nghị định 38/2006/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

  • Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, cư trú ổn định tại địa bàn.
  • Có lý lịch rõ ràng, bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
  • Có sức khỏe, có điều kiện, nhiệt tình và tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội; am hiểu pháp luật và phải được bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ an ninh, trật tự.
  • Không có tiền án, tiền sự, không phải là người đang chấp hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, quản chế hình sự hoặc đang chấp hành một trong các biện pháp xử lý hành chính khác.
  • Quan hệ tốt với nhân dân, được quần chúng tín nhiệm và được nhân dân trong cụm dân cư giới thiệu, bầu ra.

Ngoài ra, cá nhân tham gia vào lực lượng bảo vệ dân phố ngoài đáp ứng các điều kiện trên thì cần lưu ý một số điểm theo quy định Mục V Thông tư liên tịch 02/2007/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC, bao gồm:

  • Cư trú ổn định tại địa bàn là người đã đăng ký thường trú, hoặc tạm trú có thời hạn từ 1 năm trở lên và thường xuyên sinh sống tại nơi đăng ký.
  • Không có tiền án, tiền sự bao gồm cả những người đã có quyết định xóa án hoặc đương nhiên xóa án; những người hết thời hạn thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.
  • Đối với chức danh Trưởng ban Bảo vệ dân phố ngoài tiêu chuẩn chung quy định cho Bảo vệ dân phố cần có thêm tiêu chuẩn là có năng lực tổ chức thực hiện công tác phong trào quần chúng Bảo vệ an ninh Tổ quốc tại cơ sở.
  • Ưu tiên lựa chọn Bảo vệ dân phố trong những người đã tham gia quân đội, Công an hoặc tham gia công tác trở về địa phương. Không đưa vào lực lượng Bảo vệ dân phố những người không đủ năng lực hành vi.
Chế độ cho bảo vệ dân phố được quy định như thế nào?
Chế độ cho bảo vệ dân phố được quy định như thế nào?

Chế độ cho bảo vệ dân phố được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 38/2006/NĐ-CP, chế độ cho bảo vệ dân phố được quy định như sau:

  • Được hưởng phụ cấp hàng tháng do UBND phường chi trả. Căn cứ vào điều kiện cụ thể và cân đối nguồn ngân sách của từng địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức phụ cấp cho từng chức danh Bảo vệ dân phố ở địa phương mình.
  • Trong trường hợp hy sinh hoặc bị thương khi làm nhiệm vụ theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2005 thì được xem xét công nhận là liệt sĩ hoặc người được hưởng chính sách như thương binh.
  • Được bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ về công tác bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định của Bộ Công an. Trong thời gian tập trung bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ về công tác bảo vệ an ninh, trật tự Bảo vệ dân phố được hưởng chế độ phụ cấp đi lại, ăn ở như quy định đối với Công an xã.

Bảo vệ dân phố được trang bị phương tiện gì?

Theo khoản 2 Mục VII Thông tư liên tịch 02/2007/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC quy định về các phương tiện được trang bị cho Bảo vệ dân phố như sau:

– Vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ trang bị cho Bảo vệ dân phố gồm: gậy, dùi cui cao su, roi điện, gậy điện…

Bộ Công an (Tổng cục Cảnh sát) chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn việc trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ cho Bảo vệ dân phố theo đúng các quy định của pháp luật.

– Giấy chứng nhận, biển hiệu, băng chức danh của Bảo vệ dân phố, trong đó:

  • Giấy chứng nhận, biển hiệu, băng chức danh do địa phương tự in và cấp cho bảo vệ dân phố theo mẫu thống nhất

+ Mẫu giấy Chứng nhận Bảo vệ dân phố

+ Mẫu biển hiệu Bảo vệ dân phố

+ Băng chức danh của Bảo vệ dân phố

  • Khi không làm Bảo vệ dân phố nữa, người được cấp Giấy chứng nhận, Biển hiệu phải nộp lại cho Tổ, Ban Bảo vệ dân phố để nộp lại cho Ủy ban nhân dân phường.

Khi mất hỏng phải báo với tổ, ban để truy tìm và đề nghị Ủy ban nhân dân phường xét cấp lại nếu không truy tìm được. Băng chức danh được để tại nơi làm việc của Tổ, Ban Bảo vệ dân phố.

Khi làm nhiệm vụ, Bảo vệ dân phố phải mang đầy đủ Giấy chứng nhận, Biển hiệu, băng chức danh bảo vệ dân phố và có trách nhiệm bảo quản. Tuyệt đối không được cho người khác mượn, sử dụng Giấy chứng nhận, Biểu hiệu, Băng chức danh Bảo vệ dân phố.

  • Giấy chứng nhận, Biển hiệu, Băng chức danh Bảo vệ dân phố chỉ được sử dụng trong khi làm nhiệm vụ.

Khi sử dụng, Biểu hiệu được đeo ở giữa ngực bên trái, mép trên của biển hiệu ngang với cúc áo thứ nhất từ trên xuống. Băng chức danh được đeo ở giữa khuỷu trên tay trái, hàng chữ “BẢO VỆ DÂN PHỐ” được quay ra phía ngoài cánh tay.

  • Ngoài Giấy chứng nhận, Biển hiệu, băng chức danh, Bảo vệ dân phố được trang bị các phương tiện cần thiết khác như: Đồng phục, còi, đèn pin, sổ ghi chép.

Thông tin liên hệ luật sư

Trên đây là bài viết tư vấn về Chế độ cho bảo vệ dân phố được quy định như thế nào?. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới thành lập công ty con thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư 247 qua số hotline 0833102102 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Bảo vệ dân phố chịu sự lãnh đạo toàn diện của ai?

Bảo vệ dân phố chịu sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy phường, sự giám sát của Hội đồng nhân dân phường, sự quản lý điều hành của Ủy ban nhân dân phường và sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp công tác của Công an phường.

Quyền hạn của bảo vệ dân phố là gì?

Theo căn cứ tại Điều 6 Nghị định 38/2006/NĐ-CP về Bảo vệ dân phố, thì quyền hạn của bảo vệ dân phố bao gồm:
– Bắt, tước hung khí và áp giải người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, trốn thi hành án phạt tù đến trụ sở công an phường theo quy định của pháp luật.
– Yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm và báo cáo với Ủy ban nhân dân, công an phường để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với những người đang có hành vi vi phạm trật tự công cộng, trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, các vi phạm quy định an toàn cháy nổ và những người vi phạm các quy định khác về trật tự, an toàn xã hội.
– Tham gia với lực lượng công an hoặc lực lượng chức năng để truy bắt người phạm tội, người đang bị truy nã, trốn thi hành án; kiểm tra tạm trú, tạm vắng; kiểm tra giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tuỳ thân khác của những người tạm trú, người có nghi vấn đến địa bàn khu phố được phân công phụ trách.

Người đã xóa án tích có được làm bảo vệ dân phố không?

Tại Mục V Thông tư liên tịch 02/2007/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC quy định về điều kiện, tiêu chuẩn tham gia lực lượng bảo vệ dân phố như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn tham gia lực lượng Bảo vệ dân phố được thực hiện theo quy định tại Điều 8, Nghị định số 38/2006/NĐ-CP. Cần lưu ý một số điểm sau đây:
“…
Không có tiền án, tiền sự bao gồm cả những người đã có quyết định xóa án hoặc đương nhiên xóa án; những người hết thời hạn thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trường hợp đã chấp hành xong hình phạt và được xóa án tích vẫn không đạt điều kiện để tham gia lực lương bảo vệ dân phố.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.