Chạy xe sử dụng còi vượt quá âm lượng quy định bị phạt bao nhiêu tiền

12/12/2021
Chạy xe sử dụng còi vượt quá âm lượng quy định bị phạt bao nhiêu tiền
714
Views

Xin chào Luật sư: Tôi điều khiển xe ô tô có thay đổi còi xe sang còi ngân và bị CSGT lập biên bản? Luật sư cho tôi hỏi: Có quy định cấm thay đổi còi xe trên xe máy hay không? Với lỗi Chạy xe sử dụng còi vượt quá âm lượng quy định bị phạt bao nhiêu tiền? Bị tước bằng lái xe mà vẫn điều khiển xe tham gia giao thông có bị xử phạt không? Rất mong nhận được sự phản hồi của Luât sư! Tôi cảm ơn

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đén chúng tôi. Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt

Quy định của pháp luật về việc sử dụng còi xe

Theo quy định tại điểm h Khoản 1 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe ô tô như sau

“Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới

1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật

h) Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;”

Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 13 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về các hành vi bị nghiệm cấm như sau:

“Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.”

Như vậy, căn cứ theo các quy định trên; các phương tiện phải đảm bảo có còi với âm lượng đúng với quy chuẩn kỹ thuật của từng loại xe; và không được sử dụng các thiết bị âm thanh khác gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

Chạy xe sử dụng còi vượt quá âm lượng quy định bị phạt bao nhiêu tiền?

Loại phương tiệnHành viMức phạt theo NĐ 100 (đang có hiệu lực)
Xe máyBấm còi trong thời gian từ 22 giờ hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau trong khu đô thị, khu dân cư 100.000  – 200.000 đồng
Bấm còi, rú ga liên tục trong đô thị, khu dân cư400.000 – 600.000 đồng100.000 – 200.000 đồng
Điều khiển xe không có còi100.000 – 200.000 đồng80.000 – 100.000 đồng
Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe100.000 – 200.000 đồng100.000 – 200.000 đồng
Ô tôBấm còi trong đô thị, khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ xe ưu tiên200.000  – 400.000 đồng
Bấm còi, rú ga liên tục, bấm còi hơi trong đô thị, khu đông dân cư, trừ xe ưu tiên800.000 – 01 triệu đồng600.000 – 800.000 đồng
Điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng300.000 – 400.000 đồng300.000 – 400.000 đồng
Điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định02 – 03 triệu đồng02 – 03 triệu đồng

Như vậy, theo quy định này thì trường hợp bạn điều khiển xe sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định; thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; bị tước Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng và sẽ bị tịch thu còi vượt quá âm lượng của xe.

Bị tước bằng lái xe mà vẫn điều khiển xe tham gia giao thông có bị xử phạt không?

Theo khoản 4 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe; nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép lái xe.

Như vậy, trong thời gian bị tước bằng lái người vi phạm không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, trong đó có lái xe. Nếu vẫn lái xe trong thời gian bị tước bằng lái sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:

– Đối với xe mô tô

+ Bị phạt tiền từ 800 ngàn đồng đến 1,2 triệu đồng; với người điều khiển xe mô tô hai bánh có ung tích xi dưới 175 cm3 (Điểm a Khoản 5 Điều 21).

+ Bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 4 triệu đồng; với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên (Điểm b Khoản 7 Điều 21).

– Đối với xe ô tô

Bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng (Điểm b Khoản 8 Điều 21).

Ngoài ra, từ ngày 1/7/2020; người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.  Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online. Khi đó, Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.

Nộp phạt vi phạm giao thông chậm có bị phạt không?

Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt; và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt; thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp; cụ thể như sau:

Tiền nộp phạt = Tiền phạt chưa nộp + (Tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp)

Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 153/2013/TT-BTC; thì số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định; và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt; thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính; nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề;”Chạy xe sử dụng còi vượt quá âm lượng quy định bị phạt bao nhiêu tiền”. Hỵ vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Nộp tiền phạt giao thông nhiều lần được áp dụng khi nào?

– Bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;
– Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh t

Điều khiển xe ô tô đi vào làn BRT bị xử phạt thế nào?

Theo quy định tại điểm đ Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe thực hiện hành vi đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Như vậy, đối với xe ô tô, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính 3-5 triệu đồng khi đi xe vào làn đường BRT
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sunglà bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

Đi xe ô tô lấn làn đường bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Trường hợp gây tai nạn giao thông do đi sai làn đường thì bị xử phạt hành chính từ 10 đến 12 triệu đồng và tước Bằng lái xe từ 02 – 04 tháng (theo Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.