Chào luật sư, tôi ở Bắc Ninh. Năm vừa qua ông ngoại tôi vì mắc bệnh nên qua đời và có để lại một số tài sản. Luật sư cho tôi hỏi Cháu ngoại có được hưởng thừa kế từ ông ngoại không? Mong nhận được sự tư vấn của luật sư.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với câu hỏi này Luật sư X xin tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thừa kế di sản là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Chia di sản sẽ có thể tránh được các tranh chấp sau này. Quyền thừa kế di sản mà người khác để lại là quyền của mỗi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng được hưởng thừa kế của người khác. Chỉ một số chủ thể nhất định được chỉ định nhận di sản thừa kế hoặc có mối quan hệ nhất định với người để lại di sản mới có thể được hưởng.
Cháu ngoại có được hưởng thừa kế từ ông ngoại không?
Trong tình huống mà bạn gửi về cho chúng tôi. Bạn không nói rõ cụ thể là ông bạn có để lại di chúc hay không. Vì vậy chúng tôi chia làm hai trường hợp:
Hưởng thừa kế theo di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người để lại di sản có quyền định đoạt tài sản của mình cho bất kì ai theo ý chí của họ.
Di chúc được thể hiện bằng các hình thức sau :
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
- Di chúc bằng văn bản có công chứng
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
- Di chúc miệng: Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Do đó, nếu ông ngoại bạn có để lại di chúc và trong di chúc của ông bạn có chỉ định để lại một phần hoặc toàn bộ di sản thừa kế cho cháu ngoại ( là bạn). Thì cháu ngoại được quyền hưởng di sản thừa kế đó. Tất nhiên, cần đáp ứng điều kiện về hình thức và nội dung để di chúc này là hợp pháp theo quy định của pháp luật dân sự.
Phần di sản thừa kế mà bạn được hưởng là phần di sản mà ông ngoại bạn định đoạt trong di chúc đó.
Hưởng thừa kế theo pháp luật (không để lại di chúc)
Căn cứ vào điểm a khoản 1 điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015, trường hợp người mất không có di chúc thì áp dụng thừa kế theo pháp luật.
Khi ông ngoại bạn mất mà không để lại di chúc thì di sản sẽ chia thừa kế theo thứ tự ưu tiên hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Theo đó, đối với di sản thừa kế do ông ngoại bạn để lại; bạn được xác định thuộc hàng thừa kế thứ hai. Như vậy, bạn vẫn có thể được hưởng di sản thừa kế từ ông ngoại bạn; nếu chia thừa kế theo pháp luật.
Tuy nhiên, bạn chỉ được hưởng thừa kế trong trường hợp không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, hoặc người thừa kế không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Ngoài ra, người cháu ngoại có thể được hưởng thừa kế trong trường hợp thừa kế thế vị. Căn cứ vào Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015; trường hợp con của người để lại di sản chết trước; hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống.
Như vậy, theo phân tích trên khi ông ngoại bạn mất không để lại di chúc; thì bạn vẫn có thể được hưởng thừa kế thế vị
Quy định của pháp luật về di chúc
Theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015; di chúc được định nghĩa như sau: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
Với quy định này, di chúc phải có các yếu tố sau:
+ Thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải là của bất cứ chủ thể nào khác;
+ Mục đích của việc lập di chúc là chuyển tài sản là di sản của mình cho người khác;
+ Chỉ có hiệu lực sau khi người đó chết.
Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, do đó di chúc phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau:
+ Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
+ Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu văn bản thỏa thuận lưu giữ di chúc
- Không có tên trong di chúc thì có được hưởng thừa kế?
- Quy định pháp luật về các trường hợp phát sinh thừa kế kế vị hiện nay
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Cháu ngoại có được hưởng thừa kế từ ông ngoại không?” Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư X là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”
Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó
Di sản thừa kế được pháp luật quy định là tài sản hợp pháp của người đã mất. Tài sản hợp pháp gồm
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Như vậy theo quy định trên, bất động sản được xem là tài sản hợp pháp. Và theo các quy định pháp luật đã nêu trên bất dộng sản sẽ được coi là di sản thừa kế.
Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thì, thời hiệu là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, từ thời điểm mở thừa kế.
Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.