Chậm đóng tiền điện, nước bao lâu thì bị cắt điện

27/02/2022
Chậm đóng tiền điện nước bao lâu thì bị cắt điện
1116
Views

Trong cuộc sống ngày nay, điện là một trong những nguồn năng lượng đặc biệt quan trọng, nó không chỉ xuất hiện trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày của con người mà còn xuất hiện trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Việc cung cấp điện cũng giống như hợp đồng dịch vụ, đòi hỏi hàng tháng bên sử dụng điện phải thanh toán số tiền tương ứng với số điện mức mình đã sử dụng cho bên bán điện. Vậy trường hợp chậm đóng tiền điện bao lâu thì bị cắt điện? Bài viết dưới dây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc

Căn cứ pháp lý

Luật Điện lực sửa đổi vào năm 2012

Quy định thời gian cắt điện, nước khi đóng chậm

Khi sử dụng điện và nước, khách hàng cần phải có trách nhiệm thanh toán tiền điện, tiền nước mỗi tháng cho bên công ty cung cấp điện cũng như công ty cung cấp nước theo thời gian thỏa thuận được nêu rõ trên bản hợp đồng mua bán điện và hợp đồng mua bán nước. 

 Thời gian cắt điện khi đóng chậm:

Theo Luật Điện lực sửa đổi vào năm 2012 đã quy định, bên mua điện nếu không trả tiền điện hoặc đã nhận được thông báo 2 lần từ nhà cung cấp điện, thì sau 15 ngày kể từ ngày thông báo lần đầu tiên, bên nhà bán điện sẽ có quyền ngừng cung cấp điện.

Đồng thời, bên bán điện cũng cần phải thông báo thời điểm ngừng cấp điện cho bên mua điện trước 24 tiếng.

Các trường hợp công ty điện lực được quyền cắt điện

Tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP quy định về các trường hợp bên bán được được phép ngừng, giảm mức cung cấp điện trong các trường hợp cụ thể sau đây:

– Ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện trong trường hợp không khẩn cấp. Khi đó thì bên báo được bắt buộc phải thông báo đến cho bên mua điện được biết trước về thông tin bao gồm thời điểm ngừng hoặc giảm cung cấp điện thời gian ít nhất là 5 ngày bằng cách thông báo trong 3 ngày liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức thông báo khác như gửi tin nhắn sms, gửi văn bản thông báo…

– Ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện trong các trường hợp khẩn cấp xảy ra sự cố về điện, do sự kiện bất khả kháng mà bến bán điện không thể kiểm soát được nguy cơ làm mất an toàn nghiêm trọng cho con người, trang thiết bị hoặc do thiếu nguồn điện gây đe dọa đến sự an toàn của toàn hệ thống điện. Đối với những trường hợp này thì trong thời hạn 24 giờ thì bên bán điện bắt buộc phải thông báo cho bên mua điện được biết thông tin trên bao gồm nguyên nhân cắt điện, dự kiến thời gian cắt điện và thời gian cấp điện trở lại bình thường.

– Bên mua điện có các hành vi được xác định là vi phạm quy định của pháp luật, bao gồm: Phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và các công trình điện lực; gây cản trở trong quá trình kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện; thực hiện hành vi trộm cắp điện để sử dụng; sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc sử dụng để làm phương tiện bảo vệ; vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn của lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.

– Ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp các cá nhân, tổ chức mua điện có hành vi vi phạm quy định pháp luật về Luật điện lực, Luật xây dựng, pháp luật về bảo vệ môi trường.

Như vậy, chỉ những trường hợp nêu trên thì bên bán điện mới được quyền ngưng hoặc giảm mức cung cấp điện, đồng thời phải đảm ảo về thời hạn thông báo như quy định.

Nếu bên bán điện tự ý ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện trái với quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời nếu gây ra thiệt hại về tài sản thì phải tiến hành bồi thường theo quy định pháp luật dân sự.

Cụ thể tại Khoản 4 điều 11 Nghị định 134/2013/NĐ-CP đã quy định đối với hành vi vi phạm trong hoạt động bán lẻ điện như sau:

” 4. Phạt tiền Đơn vị bán lẻ điện từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

[…] b) Ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện mà không thông báo theo quy định về trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện;”

– Thời gian cắt nước khi đóng chậm:

Theo Điều 45 của Nghị định 117/2007/NĐ-CP đã quy định, nếu khách hàng sử dụng nước không thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền nước hoặc vi phạm các quy định của Hợp đồng dịch vụ cấp nước, kể từ khi bên cấp nước thông báo đến khách hàng thì sau 5 tuần phía nhà cung cấp nước sẽ ngừng việc cấp nước.

Quy định thời gian cắt điện, nước khi đóng chậm

Các khoản tiền phát sinh khi chậm đóng tiền điện, nước

Việc chậm đóng tiền điện và tiền nước không những gây ra trường hợp bị ngừng cấp dịch vụ mà bạn còn phải chịu thêm các khoản tiền phát sinh khác khi thanh toán trễ tiền điện và tiền nước. Cụ thể như sau:

– Khi chậm đóng tiền điện: Bạn cần phải đóng thêm phí cấp điện trở lại theo Quyết định 8474/QĐ-BCT vào năm 2014 với mức phí sau:

  • Từ 0.4kV trở xuống: Khoảng 81.000 đồng
  • Từ 0.4kV – 35kV: Khoảng 222.000 đồng
  • Trên 35kV: Khoảng 344.000 đồng

Ngoài ra, quá thời hạn mà chưa thanh toán thì bạn còn phải trả thêm cả tiền lãi của khoản tiền chậm trả cho bên cung cấp điện. Trong đó:

  • Số tiền lãi = Số tiền chậm trả x Mức lãi suất (được ghi trong hợp đồng mua bán điện ngay tại thời điểm thanh toán) x Số ngày chậm trả (được tính từ ngày phải thanh toán cho đến ngày bạn thực hiện thanh toán).
Các khoản tiền phát sinh khi chậm đóng tiền điện, nước

– Khi chậm đóng tiền nước: Với trường hợp chậm đóng tiền nước quá 1 tháng so với thời hạn thanh toán thì bạn cần phải trả thêm tiền lãi của khoản tiền chậm trả cho nhà cung cấp nước.

Bên cạnh đó, lãi suất của số tiền chậm trả là do các bên thỏa thuận trong bản Hợp đồng cung cấp nước và không được vượt quá lãi suất cho vay cao nhất của Ngân hàng.  

Bị cắt điện thì phải làm sao?

Trường hợp bị cắt điện do đóng trễ hoặc không đóng tiền điện, nếu muốn được cấp điện trở lại thì khách hàng sử dụng điện cần phải nhanh chóng tiến hành thanh toán số tiền điện còn nợ cho phía nhà cung cấp điện.

Hiện nay ngoài hình thức thanh toán tiền điện trực tiếp tại các quầy thu tiền điện thì khách hàng hoàn toàn có thể đến các chi nhánh hay phòng giao dịch của ngân hàng để tiến hành thực hiện thanh toán tiền điện hàng tháng.

Việc thanh toán có thể được thực hiện thông qua các hình thức như sau:
– Chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng;

– Thanh toán qua thẻ ATM;

– Ủy nhiệm chi qua tài khoản ngân hàng;

– Nộp tiền mặt tại quầy giao dịch ngân hàng gần nhất;

– Thanh toán qua các ứng dụng điện tử hiện nay như: Momo, Zalo pay, Viettel pay…

– Sử dụng Internet banking.

Trên đây là bài viết về nội dung “Chậm đóng tiền điện nước bao lâu thì bị cắt điện”

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Chậm đóng tiền điện nước bao lâu thì bị cắt điện”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất, thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanhđăng ký bảo vệ thương hiệuhợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giaocấp phép bay flycamhợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giaodịch vụ luật sư tư vấn ly hôn, dịch vụ tạm ngừng kinh doanhdịch vụ luật sư thành lập công ty giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Điện sinh hoạt là gì?

Mạng điện sinh hoạt của các hộ tiêu thụ là mạng điện một pha. Nhận điện từ mạng phân phối ba pha điện áp thấp, để cung cấp cho các thiết bị đồ dùng và chiếu sáng.
Mạng điện sinh hoạt thường có trị số áp pha định mức là 127v đến 220v.

Điện 3 pha là gì?

Dòng điện 3 pha là dòng điện sử dụng 3 pha dây nóng, 1 dây nguội và trên hệ thống điện 3 pha 4 dây. Đấu điện ra 3 pha 200V từ nguồn điện 3 pha 380V với mục đích chính đó là dùng cho các thiết bị điện 3 pha nhập khẩu từ Mỹ, Nhật Bản

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Tư vấn luật

Comments are closed.