Cá nhân khi phát hiện có hành vi phạm tội cần thực hiện cần báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được tiếp nhận và xử lý kịp thời. Tránh trường hợp trốn tránh tố giác tội phạm dẫn đến hậu quả thiệt hại nghiêm trong cho nhiều chủ thể có liên quan đến hành vi phạm tội đã được phát hiện nhưng không tố giác. Tố giác tội phạm vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ mà mỗi cá nhân đều phải thực hiện. Việc trốn tránh trách nhiệm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, nặng nhất là bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mà mình cố ý gây ra. Khi nào phát hiện tội phạm nhưng không tố giác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Tội không tố giác tội phạm hiện nay được quy định ở đâu? Cấu thành tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp nào?
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật hình sự năm 2015
- Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017
Nội dung tư vấn
Cấu thành tội phạm là gì?
Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự.
– Đặc điểm cơ bản của cấu thành tội phạm
+ Cấu thành tội phạm phải có các dấu hiệu pháp lý khách quan và chủ quan có tính chất bắt buộc; các dấu hiệu này phải phản ánh đúng bản chất của tội phạm để có thể phân biệt tội phạm này với tội phạm khác. Ngoài các dấu hiệu bắt buộc thì cấu thành tội phạm còn có dấu hiệu riêng để phản ánh bản chất riêng của tội phạm cụ thể.
+ Các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.
+ Phải tổng hợp đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm mới khẳng định hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật cấm.
– Những dấu hiệu phải có trong tất cả các cấu thành tội phạm là:
+ Dấu hiệu hành vi thuộc yếu tố mặt khách quan của tội phạm;
+ Dấu hiệu lỗi thuộc yếu tố mặt chủ quan của tội phạm;
+ Dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự (trong đó có dấu hiệu độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự) thuộc yếu tố chủ thể của tội phạm.
Đây là 3 dấu hiệu cần thiết tối thiểu phải được mô tả trong cấu thành tội phạm để xác định tội phạm và phân biệt tội phạm này với tội phạm khác. Ngoài những dấu hiệu kể trên, những dấu hiệu khác của bốn yếu tố của tội phạm đều là những dấu hiệu không đòi hỏi phải có trong mọi cấu thành tội phạm như dấu hiệu hậu quả của tội phạm, dấu hiệu địa điểm phạm tội, dấu hiệu mục đích phạm tội, dấu hiệu động cơ phạm tội.
Các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm là những dấu hiệu phản ánh nội dung các yếu tố của tội phạm. Nhưng không phải tất cả các dấu hiệu của bốn yếu tố đều được đưa vào cấu thành tội phạm. Có những dấu hiệu phải có trong tất cả các cấu thành tội phạm; có những dấu hiệu có thể có trong cấu thành tội phạm của tội phạm này nhưng lại không có trong cấu thành tội phạm của những tội phạm khác.
Quy định về tội không tố giác tội phạm
Về hành vi không tố giác tội phạm thì theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017 sửa đổi quy định về không tố giác tội phạm tại Điều 19 Bộ luật hình sự năm 2015 (BLHS năm 2015) như sau:
“1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa”
Về tội không tố giác tội phạm, căn cứ theo quy định quy định tại Điều 390 BLHS năm 2015 và khoản 138 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 như sau:
“Điều 390. Tội không tố giác tội phạm
1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt”.
Theo đó, đối với tội không tố giác tội phạm, người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Trừ hai trường hợp đó là người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội và người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Lưu ý:
- Trong trường hợp người phạm tội thuộc một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia mà BLHS quy định thì ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội biết mà không tố giác tội phạm thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Trường hợp người không tố giác là người bào chữa, tuy nhiên người phạm tội thuộc một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia mà BLHS quy định hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa thì người bào chữa vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Phân tích cấu thành tội không tố giác tội phạm
Không tố giác tội phạm là biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không trình báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn hoặc kịp thời điều tra phát hiện tội phạm, gây khó khăn cho việc điều tra, xử lý người phạm tội.
Dấu hiệu chủ thể của hành vi không tố giác tội phạm
- Chủ thể là bất kỳ ai từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ.
- Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Chủ thể là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa
Dấu hiệu hành vi thuộc yếu tố mặt khách quan của tội không tố giác tội phạm
+ Hành vi không tố giác tội phạm luôn được thực hiện dưới hình thức không hành động phạm tội. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp, việc không hành động của một người đều cấu thành và bị xem xét trách nhiệm hình sự ở tội danh không tố giác tội phạm theo Điều 390 Bộ luật hình sự. Chỉ cấu thành tội danh khi thỏa mãn đồng thời các yếu tố sau:
- Phải biết rõ tội phạm đang diễn ra
- Có điều kiện để thực hiện hành động tố giác tội phạm
+ Hành vi không tố giác tội phạm có thể xảy ra ở giai đoạn tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện (đã kết thúc)
- Nếu che dấu tội phạm chỉ được thực hiện sau khi một tội phạm đã được thực hiện trên thực tế thì hành vi không tố giác tội phạm xảy ra tại bất kỳ giai đoạn nào của tội phạm từ giai đoạn chuẩn bị cho đến đang thực hiện hoặc đã thực hiện.
Dấu hiệu lỗi của tội không tố giác tội phạm thuộc yếu tố mặt chủ quan của tội phạm
- Mặt chủ quan cấu thành tội không tố giác tội phạm là hành vi cố tình phạm tội, mang chủ kiến cố ý không tố giác tội phạm.
- Lỗi của người có hành vi không tố giác tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư 247, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật hình sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Cấu thành tội không tố giác tội phạm”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý về soạn thảo giấy ly hôn thuận tình cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm
- Tự do ngôn luận trên mạng như thế nào để không vi phạm?
- Bị lừa đảo vay tiền bằng CMND online thì làm gì?
- Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn mới nhất
Câu hỏi thường gặp
Hậu quả thiệt hại là các thiệt hại do hành vi khách quan gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự và cũng là khách thể của tội phạm. Mặt khách thể của tội không tố giác tội phạm theo quy định của pháp luật là quan hệ giữa công dân với cơ quan có thẩm quyền trong quá trình phòng, chống tội phạm. hành vi không tố giác tội phạm là hành vi xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án. Theo đó, đây là sự thiếu trách nhiệm, không thực hiện đúng trách nghiệm bắt buộc của một công dân trong công cuộc phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
– Hành vi không tố giác tội phạm không có quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội và hậu quả của tội phạm do người khác gây ra.
– Hành vi không tố giác tội phạm tuy có liên quan đến tội phạm nhưng không phải là hành vi đồng phạm bởi người không tố giác không cố ý cùng thực hiện tội phạm với người mà người đó không tố giác.