Người khuyết tật cũng là một phần của xã hội, chiếm một tỉ lệ lớn trong xã hội. Có nhiều nguyên nhân khiến họ trở nên như vậy, có thể là do bẩm sinh, chất độc màu da cam, gặp tai nạn,… Do vậy, họ được xem là nhóm người yếu thế ở xã hội, họ rất dễ bị tổn thương và cuộc sống trải qua cũng khó khăn. Vì vậy mà pháp luật Việt Nam cũng đã có nhiều quy định pháp luật hỗ trợ cho họ. Trong đấy có việc giảm giá cho họ. Vậy Cần giấy tờ gì để được giảm giá vé đối với người khuyết tật? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Luật người khuyết tật (51/2010/QH12) ban hành 17/06/2010
Người khuyết tật là gì
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật người khuyết tật 2010 quy định : ” Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”. Nhà nước luôn tôn trọng, quan tâm đến quyền lợi, cuộc sống của người khuyết tật và điều này cũng thể hiện ở việc dành riêng một ngày cho người khuyết tật. Ngày 18 tháng 4 hàng năm là Ngày người khuyết tật Việt Nam.
Có phải người khuyết tật sẽ được miễn giảm giá vé và dịch vụ không?
Căn cứ theo Điều 36 Luật người khuyết tật 2010 quy định về hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch đối với người khuyết tật như sau:
1. Nhà nước hỗ trợ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật; tạo điều kiện để người khuyết tật được hưởng thụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch.
2. Người khuyết tật đặc biệt nặng được miễn, người khuyết tật nặng được giảm giá vé và giá dịch vụ khi sử dụng một số dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch theo quy định của Chính phủ.
3. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho người khuyết tật phát triển tài năng, năng khiếu về văn hóa, nghệ thuật và thể thao; tham gia sáng tác, biểu diễn nghệ thuật, tập luyện, thi đấu thể thao.
4. Nhà nước hỗ trợ hoạt động thiết kế, chế tạo và sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân thiết kế, chế tạo, sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch phù hợp với người khuyết tật.
Bên cạnh đó, tại Điều 11 Luật người khuyết tật 2010 quy định về việc miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch như sau:
1. Người khuyết tật đặc biệt nặng được miễn giá vé, giá dịch vụ khi trực tiếp sử dụng dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch tại các cơ sở văn hóa, thể thao sau đây:
a) Bảo tàng, di tích văn hóa – lịch sử, thư viện và triển lãm;
b) Nhà hát, rạp chiếu phim;
c) Các cơ sở thể thao khi diễn ra các hoạt động thể dục, thể thao trong nước;
d) Các cơ sở văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch khác.
2. Người khuyết tật nặng được giảm tối thiểu 50% giá vé, giá dịch vụ khi trực tiếp sử dụng dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch tại các cơ sở văn hóa, thể thao quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Cơ sở văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch phát hành vé giảm giá cho người khuyết tật. Để được miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ, người khuyết tật cần xuất trình Giấy xác nhận khuyết tật.
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện Điều này.
5. Căn cứ điều kiện cụ thể, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các ngành, đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức giảm giá vé, giá dịch vụ thuộc thẩm quyền quản lý nhưng không thấp hơn mức quy định tại Khoản 2 Điều này.
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định về mức độ khuyết tật như sau:
1. Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
2. Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
3. Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định hiện hành đối chiếu với trường hợp trên thì thuộc trường hợp có thể được miễn phí giá vé, giá dịch vụ vì không thuộc trường hợp khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng. Tuy nhiên vẫn sẽ được hưởng mức khuyến mãi nhất định vì thuộc trường hợp là người khuyết tật nhẹ.
Cần giấy tờ gì để được giảm giá vé đối với người khuyết tật?
Giấy xác nhận khuyết tật được quy định tại Điều 19 Luật trên quy định này như sau:
1. Giấy xác nhận khuyết tật có các nội dung cơ bản sau đây:
a) Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính của người khuyết tật;
b) Địa chỉ nơi cư trú của người khuyết tật;
c) Dạng khuyết tật;
d) Mức độ khuyết tật.
2. Giấy xác nhận khuyết tật có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định việc đổi, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận khuyết tật.
Theo đó, để có thể được miễn giảm các dịch vụ đối với trường hợp là người khuyết tật cần có giấy xác nhận khuyết tật với nội dụng phía trên được cấp bởi Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Quyền về tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết tật
Người khuyết tật có quyền tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch theo quy định của Luật người khuyết tật 2010 :
- Người khuyết tật được tạo điều kiện để hưởng thụ các hoạt động văn hóa, giáo dục, thể thao giải trí và du lịch phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật
- Người khuyết tật đặc biệt nặng và nặng được miễn giảm giá vé khi sử dụng 1 số dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao,giải trí và du lịch theo quy định
- Người khuyết tật được tạo điều kiện phát triển tài năng, năng khiếu về văn hóa, nghệ thuật và thể thao, tham gia biểu diễn và sáng tác nghệ thuật.
- Nhà nước hỗ trợ hoạt động thiết kế, chế tạo và sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân thiết kế, chế tạo, sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch phù hợp với người khuyết tật.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Cần giấy tờ gì để được giảm giá vé đối với người khuyết tật?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như thủ tục cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch vụ bảo hộ logo công ty, dịch vụ bảo hộ bản quyền tác giả trọn gói giá rẻ; mẫu trích lục hộ tịch… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Quy định về thu hoa lợi công sản từ quỹ đất công ích
- Theo quy định nếu muốn bán đất cần chữ ký của những ai?
- Số lượng thành viên tổ thẩm định đấu thầu theo quy định 2022
Câu hỏi thường gặp
Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật;
b) Tạo điều kiện để người khuyết tật được chăm sóc sức khỏe và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
c) Tôn trọng ý kiến của người khuyết tật trong việc quyết định những vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản thân người khuyết tật và gia đình;
d) Gia đình có trách nhiệm giáo dục, tạo điều kiện để thành viên gia đình nâng cao nhận thức về vấn đề khuyết tật; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.
Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
Đối tượng được hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó. Vì vậy, người nuôi dưỡng thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng.