Căn cứ tính thuế từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân không cư trú?

22/12/2021
Căn cứ tính thuế từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân không cư trú?
900
Views

Căn cứ tính thuế là một trong những vấn đề quan trọng thường được nhiều người quan tâm đến; bởi đây là hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền; và lợi ích của mỗi chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế. Trên thực tế, và cũng theo quy định của pháp luật; căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân được chia thành nhiều trường hợp; đó là cá nhân có cư trú và cá nhân không cư trú; và trong từng trường hợp lại được phân ra thành nhiều hoạt động thu lợi nhuận khác. Vậy, vấn đề quan tâm ở đây là, căn cứ tính thuế từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân không cư trú được pháp luật quy định như thế nào? Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế được tính từ khi nào?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khái niệm

  • Pháp luật nước ta không đưa ra quy định cụ thể về khái niệm thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, dừa trên những đặc điểm của loại thuế này, ta có thể hiểu khái quát được loại thuế này.
  • Thuế thu nhập cá nhân là sắc thuế mà nhà nước sử dụng để điều tiết một phần thu nhập của các cá nhân vào ngân sách nhà nước; với mục đích tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và thực hiện công bằng xã hội.
  • Căn cứ tính thuế từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân không cư trú

    • Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (×) với thuế suất 20%.
    • Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
    • Việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thực hiện theo công thức sau:

    Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam

    • Công thức chung: Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = (Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam / Tổng số ngày làm việc trong năm) * Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) + Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam.
    • Trong đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của Việt Nam.

    Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam

    • Công thức chung: Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = (Số ngày có mặt ở Việt Nam / 365 ngày) * Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) + Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam
    • Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam tại điểm a, b nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền; hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương; tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.

    Khấu trừ thuế từ tiền lương, tiền công

    Vấn đề khâu trừ thuế từ tiền công, tiền lương được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/ TT-BTC. Cụ thể:

    Đối với cá nhân cư trú, không cư trú có hợp đồng lao động
    • Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức; cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần; kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.
    • Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên; nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức; cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
    • Đối với cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam; thì tổ chức; cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng; hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam; để tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần; hoặc theo Biểu thuế toàn phần
    • Số thuế phải khấu trừ đối với thu nhập từ tiền lương; tiền công của cá nhân cư trú được xác định theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư này; của cá nhân không cư trú được xác định theo Điều 18 Thông tư này.
    Đối với doanh nghiệp bảo hiểm
    • Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ thuế; đối với khoản tiền phí tích lũy tương ứng với phần người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập; và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Số thuế khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
    • Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ thuế trên khoản tiền phí bảo hiểm đã mua; hoặc đóng góp trước khi trả lương cho người lao động đối với khoản bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập; và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập mua cho người lao động. Số thuế khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC…… Số thuế khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.”

    Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế

    Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế được quy định tại Điều 32 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007. Cụ thể

    • Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập quy định tại Điều 25 của Luật này; là thời điểm cá nhân không cư trú nhận được thu nhập hoặc thời điểm xuất hoá đơn bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ.
    • Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập quy định tại các điều 26, 27, 30 và 31 của Luật này; là thời điểm tổ chức, cá nhân ở Việt Nam trả thu nhập cho cá nhân không cư trú; hoặc thời điểm cá nhân không cư trú nhận được thu nhập từ tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
    • Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập quy định tại Điều 28 và Điều 29 của Luật này; là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực.

    Có thể bạn quan tâm

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Căn cứ tính thuế từ từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân không cư trú?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư 2470833102102.

    Câu hỏi thường gặp

    Thu nhập từ kinh doanh bao gồm những loại thu nhập nào?

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật số 74/2014, sửa đổi, bổ sung một số điều luật về thuế; Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm: Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật; Thu nhập từ kinh doanh quy định tại khoản này không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.

    Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật thuế thu nhập cá nhân; Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế.

    Đánh giá bài viết
    Chuyên mục:
    Luật khác

    Comments are closed.