Cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp qua tin nhắn như thế nào?

17/11/2023
Cách tra cứu bảo hiểm that nghiệp qua tin nhắn
275
Views

Hiện nay, có nhiều cách để người lao động có thể tra cứu bảo hiểm thất nghiệp. Trong đó cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp được nhiều người sử dụng nhiều nhất đó là tra cứu qua trang web của cơ quan bảo hiểm xã hội. Trang web này cung cấp thông tin chi tiết về quyền lợi, điều kiện và cách thức nhận bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam. Vậy có thể tra cứu bảo hiểm thất nghiệp qua tin nhắn không? Cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp qua tin nhắn như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để được hướng dẫn cách tra cứu nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Việc làm 2013

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp là khoản tiền mà người lao động sẽ được hưởng trong thời gian không có việc làm nhưng vẫn đang đi tìm việc làm. Để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động phải đáp ứng những điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, trong thời gian thất nghiệp, người lao động phải thông báo tình trạng tìm kiếm việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương.

Trong thời buổi kinh tế khó khăn, bảo hiểm thất nghiệp được xem là phao cứu sinh giải quyết không ít khó khăn cho người lao động.

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (theo khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013).

Nhờ có các chính sách hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp mà rất nhiều người lao động đã vượt quá khó khăn về kinh tế, giải quyết được vấn đề việc làm để tạo thu nhập ổn định, từ đó góp phần giúp ổn định thị trường lao động, đảm bảo an sinh xã hội.

Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Hiện nay, cơ quan bảo hiểm xã hội có ban hành các chính sách về bảo hiểm thất nghiệp được quy định cụ thể tại Luật Việc làm. Khi người lao động đáp ứng những điều kiện luật định thì họ sẽ được hưởng những chế độ có trong chính sách này.

Theo Điều 42 Luật Việc làm năm 2013, chính sách bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Mỗi chế độ lại yêu cầu những điều kiện hưởng nhất định. Cụ thể:

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ Điều 49 Luật Việc làm năm 2013, người lao động muốn hưởng trợ cấp phải đáp ứng đủ các điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp sau đây:

  • Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Trừ trường hợp: Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

  • Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm.

Trừ các trường hợp: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, bị tạm giam, ra nước ngoài định cư, chết,…

Điều kiện được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm

Theo Điều 54 Luật Việc làm 2013, người lao động chỉ cần đang đóng bảo hiểm thất nghiệp, bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà có nhu cầu tìm kiếm việc làm được thì sẽ được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.

Điều kiện được hỗ trợ học nghề

Theo Điều 55 Luật Việc làm 2013, người lao động sẽ được hỗ trợ học nghề khi có đủ các điều kiện sau:

  • Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Trừ trường hợp: Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

  • Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
  • Đã nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
  • Chưa tìm được việc sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm.

Trừ trường hợp: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; bị tạm giam; ra nước ngoài định cư; chết,…

Điều kiện được hỗ trợ đào tạo để duy trì việc làm

Chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động là chính sách dành riêng cho người sử dụng lao động. Để được hưởng quyền lợi này, người sử dụng lao động phải đảm bảo có đủ các điều kiện nêu tại Điều 47 Luật Việc làm năm 2013:

  • Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ.
  • Gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng buộc phải thay đổi cơ cấu, công nghệ.
  • Không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động.
  • Đã có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Cách tra cứu bảo hiểm that nghiệp qua tin nhắn
Cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp qua tin nhắn

Cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp qua tin nhắn như thế nào?

Hiện nay có nhiều cách để tra cứu bảo hiểm thất nghiệp. Trong đó, cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp thông qua trang web của cơ quan bảo hiểm được nhiều người sử dụng. Ngoài cách này, người lao động có thể tra cứu bảo hiểm thất nghiệp qua tin nhắn. Cách tra cứu này khá nhanh chóng và tốn một ít phí để thực hiện.

Những lao động làm việc trong các doanh nghiệp như kinh doanh dịch vụ luật đất đai, tư vấn luật tranh chấp ranh giới đất đai, giấy tờ và đất đai. Khi người lao động chấm dứt lao động tại các doanh nghiệp này sẽ được hỗ trợ về bảo hiểm thất nghiệp, muốn tra qua tin nhắn thì cần đáp ứng đủ điều kiện quy định.

Để tra cứu Bảo hiểm thất nghiệp trên SMS, bạn soạn tin nhắn và gửi đến tổng đài 8079 (1000đ/tin nhắn) theo cú pháp:

  • Tra cứu thời gian tham gia BHXH: BH QT (Mã số BHXH) gửi 8079.
  • Tra cứu hồ sơ đã nộp và tình trạng hồ sơ: BH HS (Mã hồ sơ) gửi 8079.
  • Tra cứu thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế: BH THE (Mã thẻ bảo hiểm y tế) gửi 8079.
  • Tra cứu thời gian tham gia BHXH theo năm: BH QT (Mã số BHXH) (Từ năm) (Đến năm) gửi 8079.
  • Tra cứu thời gian tham gia BHXH theo khoảng thời gian: BH QT (Mã số BHXH) (Từ tháng – năm ) (Đến tháng – năm) Gửi 8079.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư 247, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp qua tin nhắn. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như luật tranh chấp ranh giới đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Nộp bảo hiểm thất nghiệp cần giấy tờ gì?

Theo Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP), hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu);
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ:
+ Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc.
+ Giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Quyết định thôi việc.
+ Quyết định sa thải.
+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
+ Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Sổ bảo hiểm xã hội.

Nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP như sau:
Theo quy định này, trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.Sau 03 tháng, Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ không giải quyết thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động sẽ tiếp tục được bảo lưu.

Thời gian xử lý bảo hiểm thất nghiệp bao lâu?

Thời gian xử lý hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp kéo dài hơn 20 ngày làm việc. Bởi theo Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, nếu hồ sơ nộp hợp lệ, Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động trong thời hạn 20 ngày làm việc.
Sau đó quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được gửi đến cho người lao động.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tới cơ quan bảo hiểm xã hội nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên.
Hàng tháng, người lao động phải đến trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm theo đúng quy định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.