Cách tính thời hạn tạm giam trong trường hợp bị can đã bị tạm giữ
Việc áp dụng biện pháp tạm giam; tạm giữ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con người, do đó việc tính chính xác thời hạn tạm giữ; tạm giam là rất quan trọng. Hãy cùng Luật sư x tìm hiểu cách tính thời hạn tạm giam trong trường hợp bị can đã bị tạm giữ.
Căn cứ pháp lí
Tính thời hạn tạm giam trong trường hợp bị can đã bị tạm giữ
Khoản 1 Điều 17 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC; quy định về tính thời hạn tạm giam trong trường hợp bị can đã bị tạm giữ như sau:
Thời hạn tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam để điều tra. Nếu việc tạm giam liên tục với việc tạm giữ thì thời hạn tạm giam được tính tiếp từ ngày hết thời hạn tạm giữ. Nếu việc tạm giam không liên tục với việc tạm giữ; thì thời hạn tạm giam được tính kể từ ngày bắt bị can để tạm giam cho đến ngày kết thúc được ghi trong lệnh (đã trừ đi số ngày bị tạm giữ).
Thời điểm cuối cùng của thời hạn tạm giam là 24 giờ 00 phút của ngày cuối cùng được ghi trong lệnh. Khi tính thời hạn tạm giữ; tạm giam phải căn cứ vào thời hạn thực tế được ghi trong quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam; lệnh bắt bị can để tạm giam và tính liên tục cả ngày nghỉ (thứ bảy; chủ nhật, ngày lễ, ngày tết); 01 tháng tạm giam được tính bằng 30 ngày.
Cách ghi thời hạn trong lệnh tạm giam, lệnh bắt bị can để tạm giam
Khoản 2 Điều Điều 17 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định về cách ghi thời hạn trong lệnh tạm giam; lệnh bắt bị can để tạm giam:
Cách ghi thời hạn trong lệnh tạm giam; lệnh bắt bị can để tạm giam trong trường hợp trước đó bị can đã bị tạm giữ được thực hiện như sau: thời hạn tạm giam được tính theo ngày; bắt đầu kể từ ngày cuối cùng của thời hạn tạm giữ; hoặc ngày bắt bị can để tạm giam và kết thúc vào ngày cuối cùng của thời hạn tạm giam (sau khi đã trừ đi số ngày tạm giữ).
Ví dụ 1: Nguyễn Văn A bị tạm giữ 03 ngày; từ 10 giờ 00 phút ngày 01/3/2018 đến 10 giờ 00 phút ngày 04/3/2018; sau đó A bị khởi tố bị can và bị ra lệnh tạm giam 02 tháng; thì thời hạn tạm giam thực tế đối với bị can là 01 tháng 27 ngày (đã trừ 03 ngày tạm giữ). Do đó, thời hạn trong lệnh tạm giam, quyết định phê chuẩn lệnh tạm giam ghi là: tạm giam trong thời hạn 01 tháng 27 ngày; kể từ ngày 04/3/2018 đến hết ngày 29/4/2018 đối với bị can Nguyễn Văn A.
Ví dụ 2: Trần Thị B bị tạm giữ 06 ngày; từ 14 giờ 00 phút ngày 05/3/2018 đến 14 giờ 00 phút ngày 11/3/2018 thì được áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Đến ngày 11/4/2018 bị can B bị bắt để tạm giam thời hạn là 02 tháng; thì thời hạn tạm giam đối với bị can B là 01 tháng 24 ngày (đã trừ 06 ngày tạm giữ). Do đó, thời hạn trong lệnh bắt bị can để tạm giam; quyết định phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam ghi là: tạm giam trong thời hạn 01 tháng 24 ngày; kể từ ngày 11/4/2018 đến hết ngày 03/6/2018 đối với bị can Trần Thị B.
Thời hạn tạm giữ
Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang; người phạm tội tự thú; đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ; người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ; hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Điều 118 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:
- Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra; cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ; người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ; người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.
- Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt; người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.
Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp; hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ; Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
- Trong khi tạm giữ; nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra; cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
- Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.
- Biện pháp tạm giam được áp dụng với những đối tượng nào?
Theo Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì biện pháp tạm giam được áp dụng với những đối tượng sau:
- Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can; bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
- Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng; tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:
- Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
- Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
- Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
- Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
- Có hành vi mua chuộc; cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ; tài liệu, đồ vật của vụ án; tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng; bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
- Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can; bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
- Đối với bị can; bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; là người già yếu; người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác; trừ các trường hợp:
- Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;
- Tiếp tục phạm tội;
- Có hành vi mua chuộc,;cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ; tài liệu, đồ vật của vụ án; tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại; người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;
- Bị can; bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
Thời hạn tạm giam để điều tra
Theo khoản 1 Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự 2015; thì thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng; không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp; xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam; Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau
- Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
- Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
- Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
- Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần; mỗi lần không quá 04 tháng.
Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát
- Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng; tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh;
- Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng; tội phạm nghiêm trọng; tội phạm rất nghiêm trọng và gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
- Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ nhất; quy định tại điểm a khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra; và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng; Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý điều tra thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện kiểm sát quân sự trung ương.
- Trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia; thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.
Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra; và không có căn cứ để thay đổi; hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền:
- Gia hạn thêm một lần nhưng không quá 01 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng;
- Không quá 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá 04 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Trường hợp đặc biệt đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia; mà không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.
- Trường hợp cần thiết đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia và không có căn cứ để thay đổi; hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 04 tháng;
- Trường hợp đặc biệt không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam; thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.
- Trong thời hạn tạm giam; nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ việc tạm giam; để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét thấy cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
- Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người bị tạm giam phải được trả tự do. Trường hợp xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Cách tính thời hạn tạm giam trong trường hợp bị can đã bị tạm giữ“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ xác nhận tình trạng độc thân; hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Con không hiếu thảo thì có được lập di chúc để lại tài sản cho cháu?
- Hành vi lan truyền văn hoá phẩm đồi trụy xử phạt thế nào?
- Tại sao xăng lại có giá cao như vậy?
- Học trường quốc tế có được tạm hoãn gọi nhập ngũ?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định Điều 118 BLTTHS thì tối đa người vi phạm bị tạm giữ trong 12 ngày. Trong đó tạm giữ lần đầu là 3 ngày và 2 lần gia hạn tạm giữ mỗi lần là 3 ngày. Gia hạn tạm giữ cần có phê chuẩn của Viện kiểm sát.
– Không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác; trừ các trường hợp:
a) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;
b) Tiếp tục phạm tội;