Các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm trong giao dịch dân sự?

26/10/2021
Các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm trong giao dịch dân sự?
841
Views

Thưa luật sư; do anh A (tôi xin giấu tên) cần tiền vốn đầu tư cho một vụ mùa sắp tới nên đã hỏi vay tôi 100 triệu đồng. Để đảm bảo anh A sẽ trả nợ; tôi và A đã ký kết hợp đồng thế chấp; theo đó A thế chấp xe ô tô bán tải mà A hay trở hàng để đảm bảo nghĩa vụ. Từ sự việc trên; có người bảo với tôi rằng biện pháp này bắt buộc phải đăng ký mới bảo đảm tuyệt đối; cũng có người nói rằng không cần phải đăng ký. Cá nhân tôi chưa rõ vấn đề này. Rất mong luật sư có thể tư vấn cho tôi về các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm trong giao dịch dân sự? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Về vấn đề của bạn, Luật sư 247 xin tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Nghị định số 102/2017/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Biện pháp bảo đảm là gì?

Biện pháp bảo đảm là loại trách nhiệm đặc biệt trong đó các bên có thể thỏa thuận phạm vi trách nhiệm; mức độ chịu trách nhiệm và cả hình thức, biện pháp áp dụng trách nhiệm. Có thể tự họ áp dụng theo các biện pháp đã thỏa thuận mà không phụ thuộc vào ý chí của người thứ ba. Hơn nữa, người có quyền luôn là người được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán đấu giá đối tượng bảo đảm. Đó là quyền đặc biệt của chủ nợ có bảo đảm nhằm bảo vệ hữu hiệu nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự.

Theo quy định tại Điều 292 Bộ luật dân sự 2015; các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự sẽ nâng cao ý thức thực hiện nghĩa vụ đúng và đầy đủ của các bên có nghĩa vụ. Mặt khác; các biện pháp này giúp cho bên có quyền luôn ở thế chủ động trong việc bảo vệ lợi ích của mình trong các giao dịch đã ký kết. Trong trường hợp có sự tranh chấp; đối kháng về lợi ích giữa bên nhận bảo đảm với các chủ thể khác; thì các biện pháp bảo đảm sẽ là cơ sở vững chắc để bảo vệ lợi ích của bên nhận bảo đảm. Từ đó các giao dịch dân sự; thương mại sẽ ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ; là động lực phát triển nền kinh tế đất nước.

Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì?

Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm.

Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định bao gồm:

  • Thế chấp quyền sử dụng đất
  • Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay
  • Thế chấp tàu biển

Như vậy, từ quy định trên ta có thể hiểu, việc đăng ký biện pháp bảo đảm là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực trong trường hợp pháp luật quy định.

Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm theo yêu cầu?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, các trường hợp biện pháp bảo đảm được đăng ký theo yêu cầu bao gồm:

  • Thế chấp tài sản là động sản khác
  • Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai
  • Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất; tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu

Như vậy, với các biện pháp bảo đảm trên, việc đăng ký là không bắt buộc, tùy vào yêu cầu của chủ thể mà việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện.

Hợp đồng chính vô hiệu nhưng biện pháp bảo đảm vẫn có giá trị?

Các biện pháp bảo đảm được coi là hợp đồng phụ với mục đích bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng chính.

Theo nguyên tắc chung; nếu hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng phụ cũng vô hiệu. Hiệu lực của biện pháp bảo đảm phụ thuộc vào hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu nhưng các bên chủ thể chưa thực hiện hợp đồng đó thì biện pháp bảo đảm cũng mặc nhiên vô hiệu theo.

Tuy nhiên nguyên tắc này khi áp dụng với biện pháp bảo đảm lại có những ngoại lệ. Nếu hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm đã được các bên thực hiện toàn bộ hay một phần hợp đồng rồi, sau đó mới bị Tòa án tuyên bố vô hiệu thì các biện pháp bảo đảm vẫn có hiệu lực. Nếu hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị hủy bỏ hay đơn phương chấm dứt thực hiện thì các biện pháp bảo đảm cho hợp đồng đó vẫn có giá trị, hiệu lực thi hành để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả. Giao dịch đảm bảo vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận biện pháp bảo đảm là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.

Như vậy; đối với trường hợp thế chấp xe ô tô; là động sản khác; không thuộc 04 trường hợp biện pháp bảo đảm phải đăng ký theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên; căn cứ điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP; biện pháp này hoàn toàn có thể đăng ký theo yêu cầu.

Có thể bạn quan tâm:

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm trong giao dịch dân sự?” Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Phạm vi bảo đảm?

Phạm vi bảo đảm do các bên thỏa thuận; không được vượt quá phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm; dù cho nghĩa vụ đó có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật và nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ kể cả nghĩa vụ trả lại, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.

Đối tượng của biện pháp bảo đảm?

Đối tượng của biện pháp bảo đảm chủ yếu là tài sản; có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Ngoài ra; đối tượng của biện pháp bảo đảm còn có uy tín đối với biện pháp tín chấp và công việc đối với biện pháp bảo lãnh.

Hệ quả của đăng ký giao dịch bảo đảm?

Thứ nhất, đăng ký giao dịch bảo đảm là điều kiệu làm phát sinh hiệu lực của giao dịch bảo đảm trong trường hợp pháp luật quy định. Thứ hai, đăng ký giao dịch bảo đảm có giá trị pháp lý đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. Thứ ba, đăng ký giao dịch bảo đảm là căn cứ xác định thứ tự ưu tiên thanh toán trong trường hợp một tài sản được dùng bảo đảm nhiều nghĩa vụ.

4.7/5 - (12 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận