Xin chào Luật sư, xin luật sư cho biết các trường hợp đình chỉ đối với Bằng bảo hộ giống cây trồng? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009
Nội dung tư vấn
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với câu hỏi các trường hợp đình chỉ đối với Bằng bảo hộ giống cây trồng? Luật sư 247 xin giải đáp ngay sau đây:
Hồ sơ đăng ký bảo hộ đối với giống cây trồng gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng (02 bộ); nộp tại cơ quan bảo hộ giống cây trồng.
- Ảnh chụp, tờ khai kỹ thuật theo mẫu quy định
- Giấy uỷ quyền, nếu đơn được nộp thông qua đại diện
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người đăng ký là người được chuyển giao quyền đăng ký;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Lưu ý:
- Đơn đăng ký bảo hộ chỉ được cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng tiếp nhận khi có đủ 6 tài liệu trên.
- Đơn đăng ký bảo hộ và các giấy tờ giao dịch giữa người đăng ký; và cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng phải được làm bằng tiếng Việt. Các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác; nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng yêu cầu:
– Giấy uỷ quyền
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên
– Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan nhận đơn
– Giấy chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền ưu tiên, nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.
– Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.
Mỗi đơn chỉ được đăng ký bảo hộ cho một giống cây trồng.
Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trong bao lâu?
Tên giống và loài cây trồng, tên chủ sở hữu quyền đối với giống cây trồng; tên tác giả giống cây trồng và thời hạn bảo hộ quyền đối với giống cây trồng đều được ghi nhận trong Bằng bảo hộ giống cây trồng.
Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng ghi nhận việc cấp Bằng bảo hộ; và nội dung Bằng bảo hộ vào Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ; và lưu giữ các thông tin đó.
Đối với hiệu lực của Bằng bảo hộ được quy định tại Điều 169 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) 2005 như sau:
- Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 25 năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết 20 năm đối với các giống cây trồng khác.
- Bằng bảo hộ giống cây trồng có thể bị đình chỉ; hoặc huỷ bỏ hiệu lực theo quy định của Luật này.
Đình chỉ Bằng bảo hộ giống cây trồng khi nào?
Theo quy định tại Điều 170 Luật SHTT 2005 thì:
Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng ra quyết định đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng trong các trường hợp:
- Giống cây trồng được bảo hộ không còn đáp ứng điều kiện về tính đồng nhất; và tính ổn định như tại thời điểm cấp Bằng;
- Chủ bằng bảo hộ không cung cấp tài liệu, vật liệu nhân giống cần thiết để duy trì; và lưu giữ giống cây trồng theo quy định;
- Chủ bằng bảo hộ không thay đổi tên giống cây trồng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.
Ngoài ra, trong trường hợp chủ bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực theo quy định; khi hết thời hạn nộp, cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng ra quyết định đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng kể từ ngày đầu tiên của năm hiệu lực tiếp theo mà lệ phí duy trì hiệu lực không được nộp.
Mọi tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ khi giống cây trồng không còn đáp ứng các điều kiện về tính đồng nhất, ổn định.
Căn cứ vào kết quả xem xét đơn yêu cầu đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ; và ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng ra thông báo từ chối đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ; hoặc ra quyết định đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ.
Trường hợp Bằng bảo hộ bị huỷ bỏ; mọi giao dịch phát sinh trên cơ sở giống cây trồng được cấp Bằng bảo hộ đó bị vô hiệu. Việc xử lý giao dịch vô hiệu thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự.
Sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng?
Theo Điều 172 Luật SHTT quy định “Chủ bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng thay đổi, sửa chữa sai sót liên quan đến tên; và địa chỉ của chủ bằng bảo hộ với điều kiện phải nộp phí, lệ phí”. Trường hợp sai sót là do cơ quan quản lý gây ra thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng phải sửa chữa; chủ bằng bảo hộ không phải nộp phí, lệ phí.
Trường hợp bị mất hoặc hư hòng thì chủ bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng với điều kiện phải nộp phí, lệ phí.
Quyết định về việc cấp, cấp lại, đình chỉ, hủy bỏ, sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng; được cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng trong thời hạn 60 ngày; kể từ ngày ra quyết định.
Huỷ bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 171 Luật sở hữu trí tuệ; thì Bằng bảo hộ giống cây trồng bị hủy bỏ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng do người không có quyền đăng ký đứng tên; trừ trường hợp quyền đối với giống cây trồng được chuyển lại cho người có quyền đăng ký;
b) Giống cây trồng được bảo hộ không đáp ứng các điều kiện về tính mới; hoặc tính khác biệt tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng;
c) Giống cây trồng không đáp ứng các điều kiện về tính đồng nhất; hoặc tính ổn định trong trường hợp Bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp dựa trên kết quả khảo nghiệm kỹ thuật do người đăng ký thực hiện.
– Trong thời hạn hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng, mọi tổ chức; cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng.
Căn cứ vào kết quả xem xét đơn yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng và ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng ra thông báo từ chối huỷ bỏ; hoặc ra quyết định huỷ bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng.
– Trong trường hợp Bằng bảo hộ giống cây trồng bị huỷ bỏ; mọi giao dịch phát sinh trên cơ sở giống cây trồng được cấp Bằng bảo hộ đó bị vô hiệu. Việc xử lý giao dịch vô hiệu thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự.
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trọn gói
- Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trong bao lâu?
- Huỷ bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng trong trường hợp nào?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Các trường hợp đình chỉ đối với Bằng bảo hộ giống cây trồng? kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp có nhiều đơn đăng ký bảo hộ cho cùng một giống cây trồng được nộp vào cùng một ngày thì Bằng bảo hộ giống cây trồng chỉ có thể được cấp cho người nào đứng tên nộp một đơn duy nhất theo sự thoả thuận của tất cả những người đăng ký; nếu những người đăng ký không thoả thuận được thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng sẽ xem xét để cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng trên cơ sở xác định người đầu tiên đã chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng đó.
Người nước ngoài không có địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam nộp đơn đăng ký bảo hộ thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.