Các quy định về chuyển nhượng séc và nhờ thu séc quốc tế

07/09/2021
Các quy định về chuyển nhượng séc và nhờ thu séc quốc tế
887
Views

Trong quá trình thanh toán giao dịch qua séc, có những khoản tiền trong séc mà người thụ hưởng séc muốn chuyển nhượng lại cho người khác. Vậy, việc chuyển nhượng séc và nhờ thu séc quốc tế được quy định ra sao hiện nay? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc

Căn cứ pháp lý

Luật công cụ chuyển nhượng của Việt Nam 2005

Nội dung tư vấn

Séc là gì?

Khoản 4 điều 4 luật các công cụ chuyển nhượng ở Việt Nam có quy định như sau:

Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.

Chuyển nhượng séc và nhờ thu séc quốc tế

Chuyển nhượng séc quốc tế

Điều 66 luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam 2005 về chuyển nhượng séc có quy định như sau:

Điều 65. Chuyển nhượng séc

Việc chuyển nhượng séc được áp dụng theo quy định về chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ tại Mục IV Chương II của Luật này, trừ trường hợp chuyển giao để nhờ thu séc cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định tại Điều 66 của Luật này.

Như vậy, việc chuyển nhượng séc tương tự như chuyển nhượng hối phiếu; nên cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

  • Việc chuyển nhượng séc là chuyển nhượng toàn bộ số tiền ghi trên séc. Việc chuyển nhượng một phần số tiền ghi trên séc không có giá trị.
  • Việc chuyển nhượng séc cho hai người trở lên không có giá trị.
  • Việc chuyển nhượng séc bằng ký chuyển nhượng phải là không điều kiện. Người chuyển nhượng không được ghi thêm trên séc bất kỳ điều kiện nào ngoài nội dung quy định tại Điều 31 của Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam. Mọi điều kiện kèm theo việc ký chuyển nhượng không có giá trị.
  • Việc chuyển nhượng séc là sự chuyển nhượng tất cả các quyền phát sinh từ séc.
  • Séc quá hạn thanh toán; hoặc đã bị từ chối chấp nhận hoặc đã bị từ chối thanh toán; thì không được chuyển nhượng.
  • Người thụ hưởng có thể chuyển nhượng séc cho người chấp nhận, người ký phát hoặc người chuyển nhượng.

Nhờ thu séc quốc tế

Người thụ hưởng séc có thể chuyển giao séc để nhờ thu thông qua việc ký chuyển nhượng và chuyển giao séc cho người thu hộ.

Người thu hộ chỉ có quyền thay mặt cho người chuyển giao để xuất trình séc, nhận số tiền ghi trên séc, chuyển giao séc cho người thu hộ khác nhờ thu séc; truy đòi số tiền ghi trên séc đối với người ký phát và người chuyển giao séc nếu người thu hộ đã thanh toán trước số tiền ghi trên séc cho người thụ hưởng và séc được nhờ thu bị người bị ký phát từ chối thanh toán.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X như trích lục khai tửxác nhận tình trạng hôn nhân, tư vấn hồ sơ doanh nghiệp, … : 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Séc không được chuyển nhượng khi nào?

Tương tự như hối phiếu đòi nợ; séc không được chuyển nhượng nếu trên séc có ghi cụm từ “không được chuyển nhượng”, “cấm chuyển nhượng”, “không trả theo lệnh” hoặc cụm từ khác có ý nghĩa tương tự.

Chuyển nhượng séc bằng ký chuyển nhượng là gì?

Chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng là việc người thụ hưởng chuyển quyền sở hữu séc cho người nhận chuyển nhượng bằng cách ký vào mặt sau séc và chuyển giao séc cho người nhận chuyển nhượng.

Chuyển nhượng là gì?

Chuyển nhượng là việc người thụ hưởng chuyển giao quyền sở hữu công cụ chuyển nhượng cho người nhận chuyển nhượng theo các hình thức chuyển nhượng quy định tại Luật này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận