Các loại hợp đồng làm việc đối với viên chức theo quy định hiện nay

17/06/2022
Các loại hợp đồng làm việc đối với viên chức
651
Views

Hiện nay, viên chức và công chức đều là hai vị trí mà nhiều người nhắm tới, những lợi ích mà hai vị trí này mang lại. Tuy nhiên, khi đã làm viên chức, nhiều người không khỏi thắc mắc các loại hợp đồng làm việc đối với viên chức? Vậy hãy cùng Luật sư 247 đi tìm lời giải cho câu hỏi này trong bài viết sau đây!

Căn cứ pháp lý:

  • Luật viên chức 2010
  • Luật Viên chức sửa đổi bổ sung 2019

Viên chức là gì?

Khái niệm Viên chức đã được quy định tương đối rõ ràng tại Điều 2 Luật Viên chức 2010. Theo đó, Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Vị trí việc làm của viên chức là gì

Điều người làm viên chức rất quan tâm, đó là khi đã kí hợp đồng, vị trí việc làm của mình là gì, được quy định như thế nào? Hiện nay, Luật Viên chức 2010 cũng đã quy định tương đối đầy đủ về vị trí việc làm của Viên chức.

Theo đó, căn cứ theo điều 7 Luật Viên chức 2010, vị trí việc làm của viên chức Là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng; là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Một cơ quan khác đi liền với vị trí làm việc của viên chức đó là đơn vị sự nghiệp công lập. Để hiểu rõ về viên chức, người dân cũng cần hiểu rõ về đơn vị sự nghiệp công lập. Theo Điều 9 Luật Viên chức 2010, Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước

Các loại hợp đồng làm việc đối với viên chức

Theo khoản 5 Điều 3 Luật viên chức năm 2010, Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

Theo quy định tại Luật Viên chức 2010, và Luật Viên chức sửa đổi 2019 cũng như các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan, viên chức được kí một trong hai loại hợp đồng sau:

  • Hợp đồng làm việc xác định thời hạn: Là hợp đồng hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian từ 12 – 60 tháng;
  • Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn: Là hợp đồng hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

Như vậy, chỉ có 2 loại hợp đồng làm việc đối với viên chức, mỗi loại hợp đồng này lại có những đặc điểm khác đẻ phù hợp với từng trường hợp riêng biệt.

Các loại hợp đồng làm việc đối với viên chức
Các loại hợp đồng làm việc đối với viên chức

Quy định pháp luật về hợp đồng làm việc xác định thời hạn đối với Viên chức

Hợp đồng xác định thời hạn đối với Viên chức được quy định tương đối rõ ràng tại Khoản 1 Điều 25 Luật viên chức năm 2010 (Sửa đổi tại Khoản 2 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) và Hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư 15/2012/TT-BNV như sau:

  • Về thời hạn hợp đồng: Đây là loại hợp đồng xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.
  • Về đối tượng áp dụng: Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, trừ trường hợp cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức và người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định.
  • Về thẩm quyền ký kết: Hợp đồng làm việc xác định thời hạn được ký kết giữa người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập với người trúng tuyển vào viên chức, trừ trường hợp: Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này hoặc công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại nhưng vẫn tiếp tục làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập đó thì được chuyển làm viên chức và bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ.

Quy định pháp luật về hợp đồng làm việc không xác định thời hạn đối với Viên chức

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật viên chức năm 2010 (Sửa đổi tại Khoản 2 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) và Hướng dẫn tại Điều 12 Thông tư 15/2012/TT-BNV về hợp đồng không xác định thời hạn, theo đó: Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

Về đối tượng áp dụng: Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

  • Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;
  • Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức
  • Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Về thẩm quyền ký kết: Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được ký kết giữa người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập với người đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn và trường hợp cán bộ, công chức chuyển thành viên chức theo quy định.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Các loại hợp đồng đối với viên chức”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, thành lập công ty, xác nhận tình trạng độc thân, trích lục giấy đăng ký kết hôn Online …; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện tuyển dụng vào viên chức?

Căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập, viên chức được tuyển dụng theo 02 hình thức: Thi tuyển hoặc xét tuyển.

Viên chức được phân loại như thế nào

Theo chức trách, nhiệm vụ: Viên chức quản lý và viên chức không giữ chức vụ quản lý;
Theo trình độ đào tạo: Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp.

Những việc viên chức không được làm?

Theo Luật viên chức 2010, viên chức không được làm những việc sau:
Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.
Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.