Xin chào Luât sư 247, ngày 10/05/2022 tôi có nahnaj được một tin nhắn từ số lạ thông báo tài khoản ngân hàng của mình đã bị khóa yêu cầu nhấn vào một đường link lạ để mở lại tài khoản. Tôi không nghĩ nhiều mà ấn vào link đó rồi nhập mật khẩu thì nhận được thống báo thẻ ngân hàng bị trừ tiền. Giờ tôi phải làm sao? Các hình thức lừa đảo tiền điện tử hiện nay là gì? Xin được tư vấn.
Chào bạn, hiện nay liên tiếp có nhiều vụ lừa đảo tiền điện tử xảy ra. Các đối tượng bằng nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi dẫn dụ, đưa người sử dụng lạc lối vào mê hồn trận để chiếm đoạt tài sản. Vậy Các hình thức lừa đảo tiền điện tử hiện nay là gì? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Các hình thức lừa đảo tiền điện tử phổ biến
Thời gian qua, tội phạm công nghệ cao có chiều hướng gia tăng với nhiều chiêu thức, thủ đoạn cũ và mới khác nhau. Các đối tượng tội phạm lợi dụng tâm lý nhẹ dạ cả tin, thiếu thông tin kiểm chứng của bị hại để nhằm mục đích lừa đảo, lấy mã OTP của tài khoản thực hiện việc chiếm đoạt tiền.
Thủ đoạn mới chiếm đoạt sim số điện thoại để lấy mã OTP từ ngân hàng
Một trong những chiêu thức lừa đảo mới xuất hiện gần đây của tội phạm công nghệ đó là chiếm đoạt quyền kiểm soát sim của chủ thuê bao di động để lấy mã OTP từ ngân hàng. Sau đó thực hiện hành vi chuyển, rút tiền hoặc vay tiền online.
Thủ đoạn chung là mạo danh nhân viên nhà mạng, gọi điện thoại giới thiệu đang có chương trình “hỗ trợ chuyển đổi sim từ 3G lên 4G”, hoặc đổi sim để nhận ưu đãi và hối thúc nạn nhân nâng cấp lên sim 4G nếu không sẽ không thể sử dụng. Đối tượng sẽ hướng dẫn chủ sim số điện thoại soạn tin theo cú pháp. Sau khi thực hiện thao tác soạn và gửi tin nhắn, ngay lập tức sim số điện thoại đã bị đánh cắp. Sau khi chiếm quyền kiểm soát sim của người dùng, kẻ gian dùng chính sim đó lấy mã OTP từ ngân hàng gửi về sử dụng các dịch vụ tín dụng, vay tiền online… dưới danh nghĩa nạn nhân.
Theo khuyến cáo của Vinaphone và MobiFone, người dùng cần cảnh giác với các cuộc gọi, tin nhắn từ số lạ với các nội dung, như đề nghị hỗ trợ thay sim, nâng cấp sim hoặc thông báo trúng thưởng. Khi gặp các hiện tượng bất thường, như mất tín hiệu, bị vô hiệu hóa số điện thoại không rõ nguyên nhân, nhiều số điện thoại lạ gọi vào máy trong cùng một khoảng thời gian, người dùng nên liên hệ tổng đài chăm sóc khách hàng. Ngoài ra, người dùng không truy cập vào các đường link gắn kèm trong nội dung tin nhắn lạ; không thực hiện thao tác trên điện thoại theo các cú pháp được hướng dẫn bởi người lạ.
Gọi điện thoại giả danh CSGT gửi thông báo phạt nguội
Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an vừa đưa ra khuyến cáo tới người dân cần cảnh giác trước thủ đoạn một số đối tượng lợi dụng công tác xử lý vi phạm qua hình ảnh để lừa đảo, đánh cắp thông tin tài khoản.
Ngày 22/4/2021, bộ phận tiếp nhận xử lý qua hình ảnh của Phòng CSGT, Công an tỉnh Bình Định tiếp nhận thông tin của anh N.Q.H. (trú tại phường Trần Phú, TP Quy Nhơn) trình bày: Anh nhận được cuộc gọi đến thuê bao di động của mình từ đầu số điện thoại +870692342658, đầu dây bên kia là một giọng nữ, thông báo về việc anh đã vi phạm Luật Giao thông đường bộ nhưng chưa đến cơ quan chức năng để xử lý, đồng thời yêu cầu anh cung cấp thông tin cá nhân và thực hiện một số thao tác trên bàn phím điện thoại để nhận được nội dung thông báo cụ thể. Thấy có dấu hiệu bất thường, anh H. đã kết thúc cuộc gọi, đồng thời sử dụng điện thoại bàn để gọi lại cho số điện thoại vừa gọi đến nhưng không liên lạc được.
Theo cơ quan công an, đây không phải là trường hợp cá biệt người dân nhận được cuộc gọi từ các thuê bao có đầu số +870, +601, +084… Trong thời gian qua, các đơn vị chức năng đã tiếp nhận nhiều trường hợp người dân đến phản ánh về việc nhận các cuộc gọi đến thông báo cho chủ phương tiện biết đã có hành vi vi phạm luật giao thông đường và hướng dẫn cách chuyển khoản để đóng tiền phạt.
Bản chất của thủ đoạn lừa đảo trên là các đối tượng tội phạm lợi dụng việc phạt nguội là người vi phạm giao thông không bị xử lý ngay, mà trải qua quy trình như: Khi vi phạm luật giao thông đường bộ đã bị camera giám sát được gắn trên các tuyến đường ghi lại. Sau đó hình ảnh sẽ được gửi về trung tâm xử lý và phân tích để xác định lỗi vi phạm. Khi xác định được lỗi vi phạm, CSGT sẽ gửi thông báo đến chủ phương tiện. Nếu sau 15 ngày mà chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện vi phạm giao thông chưa đến làm việc, Phòng CSGT sẽ phối hợp với công an phường, xã, thị trấn để gửi lại thông báo vi phạm tới chủ phương tiện, đồng thời phối hợp với cơ quan đăng kiểm để cảnh báo phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật giao thông trên chương trình quản lý kiểm định.
Các đối tượng tội phạm lợi dụng vào khoảng thời gian mà lực lượng CSGT cần để hoàn tất việc thực hiện quy trình xử phạt nói trên, đã tạo dựng thông tin giả mạo gửi tới các chủ phương tiện nhằm mục đích lừa đảo chủ phương tiện đóng tiền phạt. Hiện việc xử phạt nguội vi phạm giao thông chỉ được thực hiện duy nhất là: Chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện vi phạm giao thông trực tiếp đến trụ sở Phòng CSGT, được cán bộ thông báo công khai, minh bạch lỗi vi phạm, thời gian, địa điểm vi phạm và hướng dẫn, giải quyết, xử lý xử phạt nguội vi phạm giao thông.
Tự xưng cán bộ cơ quan thực thi pháp luật để “hù dọa” khởi tố bắt giam
Chiêu thức gọi điện thoại giả danh cán bộ cơ quan cảnh sát điều tra; viện kiểm sát… đang điều tra phá án ma túy, đường dây rửa tiền xuyên quốc gia rồi hù dọa bị hại sẽ bị khởi tố bắt giam, yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng để phục vụ công tác điều tra là thủ đoạn không mới. Có rất nhiều cảnh báo về thủ đoạn này, nhưng vẫn có người sập bẫy của các đối tượng. Đa phần đó thường là những người ít cập nhật thông tin từ báo chí.
Gần đây nhất, ngày 7/5, ông Q. (SN 1943 trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) phản ánh về việc nhận được một cuộc điện thoại từ một đối tượng tự xưng là công an. Đối tượng này thông báo đang điều tra về vụ án ma tuý liên quan đến ông Q. và yêu cầu ông chuyển tiền cho anh ta để xác minh. Sau khi chuyển 2,6 tỷ đồng vào tài khoản của đối tượng, ông Q. mới biết đã bị lừa và đến cơ quan công an trình báo.
Trong nhiều trường hợp, các đối tượng còn thông qua mạng xã hội như Zalo, Facebook để gửi cho bị hại các văn bản giả như: “Lệnh bắt bị can để tạm giam”, “Giấy triệu tập” gây tâm lý hoang mang, lo sợ buộc bị hại phải làm theo yêu cầu của đối tượng là cung cấp mã tài khoản, mã OTP ngân hàng hoặc chuyển tiền, qua đó chiếm đoạt tài sản.
Với chiêu thức lừa đảo này, Bộ Công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, khi làm việc với công dân, cơ quan công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua công an địa phương. Tuyệt đối không yêu cầu công dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, nhân dân cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất.
Lập website nhái; tự xưng nhân viên ngân hàng để lừa đảo
Mới đây, hàng loạt ngân hàng MSB, Agribank… phát đi thông báo gửi đến khách hàng cảnh giác trước tình trạng các đối tượng mạo danh nhân viên ngân hàng để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản, thẻ của khách hàng.
Theo khuyến cáo của MSB, thủ đoạn của các đối tượng là gửi tin nhắn SMS giả mạo brandname của ngân hàng để lừa khách hàng truy cập vào đường link giả, tương tự giao diện dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng. Sau đó yêu cầu cung cấp các thông tin bảo mật như tên, mật khẩu đăng nhập, mã OTP, thông tin thẻ… để chiếm đoạt tiền.
Hoặc thực hiện cuộc gọi giả mạo cán bộ ngân hàng: Đối tượng lừa đảo dùng điện thoại cá nhân (không phải số Hotline của ngân hàng), giả danh nhân viên ngân hàng gọi để hỗ trợ tra soát chuyển tiền nhầm, để xác thực thông tin, mở khóa tài khoản… Sau đó đối tượng sẽ gửi SMS và hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin vào đường link dẫn đến trang web giả mạo ngân hàng, yêu cầu nhập thông tin đăng nhập, mật khẩu mã OTP…
Lừa đảo tiền điện tử bị xử phạt như thế nào?
Người thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174 Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017).
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Những điều cần lưu ý tránh bị lừa đảo tiền điện tử
Trước các thủ đoạn lừa đảo nói trên, Đại tá Trương Sơn Lâm, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho biết: Thời gian qua, đơn vị đã đẩy mạnh công tác nắm tình hình, phát hiện, điều tra, khám phá, xử lý các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng; phối hợp, chỉ đạo công an các địa phương tiến hành xác minh, xử lý hàng trăm vụ việc liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng; ngăn chặn, vô hiệu hóa hàng trăm đường link, tài khoản trên mạng xã hội có nội dung lừa đảo.
Các chuyên gia về an ninh mạng cũng cho rằng, hiện nay số lượng người sử dụng các mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Instagram… ở nước ta rất lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để các đối tượng xấu lợi dụng thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Để tránh trở thành nạn nhân của các hành vi lừa đảo trực tuyến, cá nhân sử dụng mạng xã hội cần luôn tỉnh táo, cảnh giác. Khi có người nhắn tin hỏi vay tiền, nhờ nạp tiền điện thoại… thì phải gọi điện trực tiếp kiểm tra, xác minh. Không tin vào những chiêu trò nhận thưởng qua mạng với yêu cầu nạp tiền qua thẻ điện thoại hoặc chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng để làm thủ tục nhận thưởng.
Tuyệt đối không truy cập các đường link, liên kết trong tin nhắn, Email lạ hoặc không rõ nguồn gốc. Giữ bí mật thông tin cá nhân, không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở, thông tin về tài khoản ngân hàng, tài khoản các dịch vụ trên Internet… cho bất kỳ người lạ nào gọi đến.
Trong mọi trường hợp, không cho mượn, cho thuê các giấy tờ cá nhân như: Căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc thẻ ngân hàng, không bán, cho mượn, cho thuê tài khoản ngân hàng, không nhận chuyển khoản ngân hàng hay nhận tiền chuyển khoản của ngân hàng cho người không quen biết… Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần bình tĩnh, kịp thời thông báo cho cơ quan công an nơi gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.
Có thể bạn quan tâm
- Làm lại hộ chiếu bị mất ở nước ngoài theo quy định 2022
- Đơn trình báo mất hộ chiếu ở nước ngoài theo quy định 2022
- Không có giấy đăng ký kết hôn có làm giấy khai sinh cho con được không?
- Tài sản sau hôn nhân đứng tên 1 người theo quy định 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Các hình thức lừa đảo tiền điện tử hiện nay?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến bảo hộ logo công ty; thành lập công ty Hà Nội; tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp; hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội; thành lập công ty Hà Nội…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đại diện Cục CSGT khẳng định theo quy định, tất cả trường hợp vi phạm giao thông thuộc diện phạt nguội đều được CSGT gửi thông báo bằng văn bản tới chủ xe hoặc công an xã, phường, thị trấn mời tới trụ sở để tiếp nhận thông báo của CSGT, hoặc khi đi đăng kiểm sẽ được cơ quan đăng kiểm thông tin về trường hợp vi phạm và đề nghị tới CSGT xử lý. Các đơn vị CSGT không gọi điện thoại thông báo vi phạm giao thông và không yêu cầu người vi phạm chuyển tiền nộp phạt vào bất kỳ tài khoản nào.
Nhà mạng không được phép nghe nội dung cuộc gọi hay xem nội dung tin nhắn vì đó là quyền riêng tư giữa những người dùng với nhau.
Trong khi đó, hầu hết các cuộc gọi hay tin nhắn lừa đảo hiện nay đều xuất phát từ các đầu số liên lạc cá nhân, hệ thống kỹ thuật đương nhiên sẽ không thể biết được nội dung trao đổi giữa người gọi và người nghe là gì.
Một số khách hàng sử dụng điện ở các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên còn bị các cuộc gọi từ số di động lạ đòi nộp tiền điện với số tiền lớn cùng lời hù dọa cắt điện. Thậm chí các đối tượng lừa đảo còn lập 4 đầu số giả tổng đài ngành điện miền Trung để lấy cước phí của khách hàng với giá đến 8.000 đồng/phút.
Tổng công ty Điện lực miền Trung đã yêu cầu các công ty điện lực thành viên thông báo rộng rãi để khách hàng cảnh giác.
Khuyến cáo khách hàng tiếp nhận thông tin từ các kênh chính thống của điện lực như SMS, email, website, tổng đài 19001909 và không thanh toán tiền điện cho người lạ hoặc chuyển tiền vào tài khoản khi chưa xác minh thông tin.