Người dân, tổ chức chỉ được sử dụng pháo khi đủ điều kiện và giấy phép theo quy định. Thêm nữa, Nghị định mới ; cũng quy định về sử dụng pháo; các hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng pháo theo quy định. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.
Quy định về nguyên tắc trong sử dụng pháo
Điều 4 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo quy định như sau:
– Tuân thủ Luật Hiến pháp Việt Nam 2013 mới nhất hiện hành và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Việc quản lý, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ; thuốc pháo phải bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định vả bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường.
– Người quản lý, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ; thuốc pháo phải bảo đảm đủ điều kiện theo quy định.
– Pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo và các loại giấy phép bị mất; hư hỏng phải kịp thời báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền.
– Pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo khi không còn nhu cầu; hết hạn sử dụng; không còn khả năng sử dụng phải được tiêu hủy theo quy định.
– Việc tiêu hủy pháo, thuốc pháo phải bảo đảm đúng trình tự; an toàn, bảo vệ môi trường và theo quy định của pháp luật.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng pháo theo quy định
Các hành vi bị nghiêm cấm:
1. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.
2. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.
3. Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
4. Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.
6. Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo.
7. Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.
8. Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức.
9. Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo.
Tiêu hủy pháo trong trường hợp sử dụng pháo trái phép
Theo Khoản 1,2 Điều 7 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo thì nội dung này được quy định như sau:
– Việc tiêu hủy pháo, thuốc pháo phải bảo đảm tuyệt đối an toàn; làm mất hoàn toàn tính năng, tác dụng; không thể khôi phục lại trạng thái ban đầu, phải tuân thủ đúng quy trình; quy định được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Thủ trưởng cơ quan Quân sự cấp huyện hoặc Công an cấp huyện trở lên phê duyệt phương án gồm:
Thời gian, địa điểm, phương pháp, cách thức tiêu hủy; thành phần Hội đồng tham gia tiêu hủy; biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố trong quá trình tiêu hủy; và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường. Địa điểm tiêu hủy phải biệt lập, cách xa nơi dân cư; công trình công cộng và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường.
Mời bạn xem thêm
- Đốt pháo sáng khi xem bóng đá bị xử phạt thế nào
- Mua bán pháo nổ có bị phạt không?
- Để dao trong cốp xe máy đi đường có bị xử phạt không?
- Sử dụng pháo trái phép bị phạt tù bao nhiêu năm?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Các hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng pháo theo quy định“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Mua, bán pháo hoa được quy định tại Điều 7 Thông tư 08/2010/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo do Bộ Công an ban hành, theo đó:
1. Cơ sở sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa chỉ được bán pháo hoa cho các đơn vị, địa phương được phép tổ chức bắn pháo hoa quy định tại Điều 7 Nghị định số 36/2009/NĐ-CP .
2. Các đơn vị, địa phương được phép sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa của các cơ sở được phép sản xuất pháo hoa thuộc Bộ Quốc phòng quy định tại Điều 11 Nghị định số 36/2009/NĐ-CP.
Khoản 3 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định:
Bắn pháo hoa nổ tầm cao là việc sử dụng ống phóng chuyên dụng và thiết bị bắn để đẩy quả pháo hoa nổ lên độ cao trên 120 m.
Điều kiện cơ sở sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa được quy định tại Điều 4 Thông tư 08/2010/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo do Bộ Công an ban hành, theo đó:
Cơ sở sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 36/2009/NĐ-CP phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Là doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ cho phép sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa;
2. Bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
3. Bảo đảm các điều kiện về vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh lao động; phòng, chống cháy, nổ;