Các địa phương được tự quyết định việc mở lại karaoke, vũ trường

25/02/2022
tự quyết định việc mở lại karaoke vũ trường
725
Views

Tâm điểm của thế giới hiện nay là nỗ lực của các quốc gia và các tổ chức quốc tế trong việc phòng, chống đại dịch COVID-19. Dự kiến, với tốc độ tiêm chủng khoảng 39 triệu liều vắc-xin mỗi ngày thì hết quý I-2022, thế giới có thể đạt được tỷ lệ miễn dịch ở mức cao là 75% dân số thế giới được tiêm chủng. Câu hỏi đặt ra là nền kinh tế sẽ phục hồi như thế nào sau tác động của đại dịch COVID-19? Với yêu cầu thích ứng linh hoạt, Bộ VH-TT&DL đã có Công văn 497/BVHTTDL-VHCS về việc Các địa phương được tự quyết định việc mở lại karaoke, vũ trường trong điều kiện bình thường mới. Vậy quy định này cụ thể như thế nào?

Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Cơ sở pháp lý

Công văn 497/BVHTTDL-VHCS 

Các địa phương tự quyết định việc mở lại karaoke, vũ trường

Ngày 14-2, Bộ Y tế có Công văn khẩn số 628/BYT-DP trả lời Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho ý kiến về dự thảo Công văn tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường; (theo Công văn số 353/BVHTTDL-VHCS ngày 28-1). Theo Bộ Y tế, việc hoạt động trở lại các hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường cần căn cứ trên kết quả đánh giá cấp độ dịch bệnh tại mỗi địa phương. Ngoài ra, tại địa phương, nơi cung cấp dịch vụ karaoke, vũ trường cần có kế hoạch dự phòng; đáp ứng với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra.

Theo đó, Bộ VH-TT-DL đề nghị UBND các tỉnh, thành căn cứ kết quả đánh giá cấp độ dịch bệnh theo Hướng dẫn của Bộ Y tế tại mỗi địa phương, khu vực để xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch mở cửa lại các hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường. Hướng dẫn các điều kiện đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch trước khi tổ chức hoạt động trở lại dịch vụ karaoke, vũ trường.

Yêu cầu khi tự quyết định mở lại karaoke, vũ trường

Tại Công văn 497/BVHTTDL-VHCS, Bộ VH-TT&DL yêu cầu các địa phương thực hiện 5 nội dung khi mở lại dịch vụ karaoke, vũ trường như sau:

1. Xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch mở cửa lại các hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường phải căn cứ kết quả đánh giá cấp độ dịch bệnh theo Hướng dẫn của Bộ Y tế tại mỗi địa phương, khu vực.

2. Cần có hướng dẫn các điều kiện đảm bảo an toàn; phòng, chống dịch trước khi tổ chức hoạt động trở lại dịch vụ karaoke, vũ trường.

3. Yêu cầu các chủ cơ sở kinh doanh tuân thủ nghiêm Hướng dẫn của địa phương về các biện pháp vệ sinh phòng, chống dịch lây nhiễm Covid tại khu vực cung cấp dịch vụ karaoke; vũ trường (khử khuẩn, thông khí…).

Người tham gia dịch vụ cần thực hiện nghiêm 5K, tiêm phòng vaccine đủ liều; không cung cấp dịch vụ cho người đang có triệu chứng mắc Covid như ho, sốt…

4. Tổ chức triển khai phương án kiểm tra, rà soát các biện pháp vệ sinh; phòng, chống lây nhiễm tại khu vực cung cấp dịch vụ karaoke, vũ trường.

5. Xây dựng Kế hoạch dự phòng với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra trong khu vực cung cấp dịch vụ để khoanh vùng gọn; không để lây lan ra cộng đồng (nếu ghi nhận ổ dịch).

Mở lại Karaoke

Mở lại các hoạt động tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Tại Hà Nội

Hiện Hà Nội chưa cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, massage… hoạt động trở lại. Riêng các quận, huyện có dịch ở cấp độ 3 (tức vùng cam); chính quyền sở tại thường áp dụng biện pháp hành chính hạn chế các hoạt động không thiết yếu; yêu cầu các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ được phép bán hàng mang về và đóng cửa trước 21h hằng ngày… để phòng, chống dịch.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trong một diễn biến liên quan, lãnh đạo UBND TPHCM đã ký công văn về việc cho phép một số loại hình kinh doanh dịch vụ mở cửa trở lại. Theo đó, các cơ sở kinh doanh vũ trường, quán bar; karaoke, câu lạc bộ khiêu vũ, massage được phép mở lại từ ngày 10.1.

Tuy nhiên, điều kiện để các loại hình trên được mở cửa lại là phải đảm bảo tuân thủ Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch COVID-19 đối với từng lĩnh vực.

Động thái này được TPHCM đưa ra trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng vắc xin COVID-19 đạt hơn 8 triệu người đã tiêm mũi 1 (chiếm tỷ lệ 112,11% dân số trên 18 tuổi); gần 7,2 triệu người đã tiêm đủ liều (chiếm tỷ lệ 99,73%).

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Các địa phương được tự quyết định việc mở lại karaoke, vũ trường“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

F0 phải cách ly mấy ngày?

Người bệnh COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đủ điều kiện cách ly, điều trị tại nhà theo quy định sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà
– Cách ly, điều trị đủ 7 ngày và có kết quả test nhanh âm tính do nhân viên y tế; hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế; bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp; hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

Khi nào du lịch được mở cửa trở lại?

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đồng ý với đề xuất mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới từ ngày 15/3/2022.
Các bộ, ngành cũng thống nhất với đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc khách quốc tế khi vào Việt Nam phải đóng phí bảo hiểm để hưởng mức bảo hiểm 10.000 USD; (trung bình khoảng 30 USD/người); trong trường hợp phải điều trị COVID-19 tại Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.