Trước việc một số người nổi tiếng bị tố cáo thiếu minh bạch trong giải ngân tiền từ thiện quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung, vậy làm từ thiện như thế nào mới đúng luật? Cá nhân nên làm từ thiện như thế nào để không sai luật? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề này nhé.
Cơ sở pháp lý
- Nghị định 93/2021/NĐ-CP tiếp nhận và sử dụng nguồn đóng góp TN
- Thông tư 02/2019/TT-NHNN ban hành ngày 28/02/2019
Từ thiện là gì?
Có rất nhiều cách định nghĩa về từ thiện. Theo một cách dễ hiểu nhất, từ thiện có nghĩa là làm việc tốt xuất phát lòng yêu thương người. Nó có thể là những việc giúp đỡ những người yếu kém, thiếu may mắn. Những hành vi, việc làm tốt mà không xuất phát từ lòng thương thì không được gọi là từ thiện. Một trong những đặc điểm của “từ thiện” là thường xuất phát từ lòng tự nguyện, nên không có những nguyên tắc bắt buộc nào.
Tuy nhiên, theo quan điểm chung thì từ thiện là hành vi giúp người nhưng không phải tất cả hành động giúp người nào cũng được gọi là từ thiện. Từ thiện thường phải đi chung với bất vụ lợi (làm không vì lợi ích riêng) và thiện nguyện (tự nguyện làm vì điều tốt)
Cá nhân vận động từ thiện có phải mở tài khoản riêng?
Theo nghị định 93/2021/NĐ-CP:
Cá nhân mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận; quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện; bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận; quản lý; bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận; có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt; hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức; cá nhân đóng góp yêu cầu.
Cá nhân không được tiếp nhận thêm các khoản đóng góp tự nguyện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận đã cam kết và có trách nhiệm thông báo đến nơi mở tài khoản về việc dừng tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện.
Căn cứ nguồn đóng góp tự nguyện của từng cuộc vận động, tiếp nhận, cá nhân có trách nhiệm thông báo với UBND nơi tiếp nhận hỗ trợ để phối hợp xác định phạm vi; đối tượng; mức; thời gian hỗ trợ và thực hiện phân phối; sử dụng theo đúng cam kết; kể cả đối với những khoản đóng góp có điều kiện; địa chỉ cụ thể (nếu có).
Tài khoản ngân hàng dùng cho từ thiện được công khai như thế nào?
Khi vận động; tiếp nhận; phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, sự cố, cá nhân có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận, địa điểm tiếp nhận, thời gian cam kết phân phối và gửi bằng văn bản đến UBND cấp xã nơi cư trú theo mẫu.
Cá nhân nên làm từ thiện như thế nào để không sai luật?
Để tránh rơi vào trường hợp “tình ngay lý gian” và những rắc rối không ngờ tới sau này.
– Nên thông báo công khai đi từ thiện ở đâu? Tiêu chí giúp đỡ thế nào và phân loại mức hỗ trợ?
Bạn càng minh bạch, càng chi tiết càng tốt, không nên “ngẫu hứng” và đánh giá cảm tính. Chẳng hạn, người bị sập nhà hoặc mất trắng hoa màu sẽ nhận hỗ trợ thế nào? Những gia đình chỉ bị ngập sẽ nhận bao nhiêu?…
– Chi đúng mục đích, đúng người bị thiệt hại, cần giúp đỡ.
– Chi phí đi từ thiện cũng là vấn đề cần thỏa thuận trước. Bạn đi từ thiện bằng tiền của mình thì tuỳ ý sử dụng song nếu được “uỷ quyền” thì khác. Với số tiền lớn, thời gian trao tặng cho nhiều người sẽ mất nhiều thời gian nên cần thêm nhiều người, cùng chi phí sinh hoạt, lưu trú.
Với hàng hóa, bạn cần minh bạch tiền thuê vận chuyển hết bao nhiêu, ai chi? Tuy nhiên theo quy định hiện hành, người làm từ thiện “không được tự ý lấy tiền của người ủng hộ để thuê xe; chi ăn ở cho mình”.
– Việc ủng hộ từ thiện phải kịp thời, không quá 20 ngày từ khi kết thúc nhận ủng hộ, theo Nghị định 64/2008.
– Cần ghi rõ số tiền được trao cho từng người khó khăn kèm địa chỉ, số điện thoại và xin chữ ký xác nhận. Việc này có thể khiến cá nhân được ủng hộ e ngại nhưng “mất lòng trước, được lòng sau”, khi có nghi ngờ trục lợi sẽ không phải đi tìm từng người để xác minh.
Ngụy tạo hoàn cảnh khó khăn để lừa tiền từ thiện bị xử lý thế nào?
Hiện nay, bên cạnh việc lợi dụng dịch bệnh Covid 19 để thu lợi; nhiều cá nhân cũng dựng lên hoàn cảnh khó khăn để kêu gọi; lừa tiền từ thiện. Điển hình như vụ việc của Cao Thị Hoài gần đây. Hoài, 23 tuổi, ở huyện Giao Thủy, đã bị Công an tỉnh Nam Định bắt ngày 29/9 về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cảnh sát cáo buộc, Hoài thấy trên mạng có một số người làm công tác thiện nguyện cho trẻ sơ sinh thu hút lượng ủng hộ lớn nên lợi dụng việc này để lừa đảo. Cô ta lập Facebook “Mai Mai” với slogan “Bảo vệ mạng sống cho các con” và mạo nhận làm việc ở phòng khám.
Hoài lấy hình ảnh trẻ em tử vong, thai nhi xấu số… đăng lên Facebook và kêu gọi gửi tiền giúp đỡ những bé có hoàn cảnh khó khăn hoặc mua đất, vật liệu xây mộ phần. Nhà chức trách cho hay, từ tháng 11/2020 đến 5/2021, tài khoản “Mai Mai” có hàng nghìn lượt tương tác và 688 nhà hảo tâm gửi 261 triệu đồng. Hoài đã chiếm đoạt số tiền này.
Như vậy, việc ngụy tạo hoàn cảnh khó khăn để lừa tiền từ thiện tùy từng trường hợp mà có thể bị xử lý về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Cá nhân nên làm từ thiện như thế nào để không sai luật?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin xác nhân độc thân; cách coi mã số thuế cá nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu, đăng ký bảo hộ logo thương hiệu hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục sao kê tài khoản ngân hàng online được thực hiện như thế nào?
- Tại sao ngân hàng được bảo lãnh một phần cho hối phiếu?
- Người nước ngoài có được mở tài khoản ngân hàng tại Việt Nam không?
Câu hỏi thường gặp
Thông thường, có 03 cách in sao kê tài khoản ngân hàng:
In sao kê tại Ngân hàng;
In sao kê trực tuyến qua Internet Banking;
In sao kê tại cây ATM.
– Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động cứu trợ nhân đạo.
– Báo cáo sai sự thật, gian lận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, hàng do các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước ủng hộ, đóng góp.
– Lợi dụng hoạt động cứu trợ để vụ lợi.