Cả gia đình tổ trưởng tổ dân phố đánh người – Xử lý ra sao?

15/10/2021
Cả gia đình tổ trưởng tổ dân phố đánh người vì tiền trợ cấp
990
Views

Ngày 13/10, mạng xã hội Facebook đang lan truyền thông tin về các đoạn clip ghi lại cảnh 2 người phụ nữ lớn tuổi bị 1 nhóm người được cho là tổ trưởng tổ dân phố xông vào gây thương tích vì tiền trợ cấp. Theo nội dung clip, 2 người phụ nữ trong lúc đang đứng bán trái cây bên trong nhà thì xuất hiện 2 người đàn ông bất ngờ xông vào tấn công, dùng tay, chân đấm đá liên tục vào người 2 người phụ nữ khiến nạn nhân ngã ra sàn nhà. Với sự việc như vậy, sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết này:

Cơ sở pháp lý

Bộ luật hình sự 2015

Nội dung tư vấn

Cố ý gây thương tích là gì ?

Với hành vi của nhóm người nêu trên, có thể ban đầu xác định được hành vi đã phạm vào tội cố ý gây thương tích, vậy cố ý gây thương tích là gì?

Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể; gây tổn hại cho sức khoẻ người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Hành vi cố ý gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội; xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khoẻ của người khác.

Lỗi cố ý trong hành vi này có thể là cố ý trực tiếp (người thực hiện mong muốn hậu quả là gây thương tích cho người khác) hoặc cố ý gián tiếp (người thực hiện không mong muốn nhưng chấp nhận hậu quả sẽ gây thương tích cho người khác)

Hành vi của nhóm người đã thỏa mãn cấu thành tội cố ý gây thương tích chưa?

Mặt khách quan

Hành vi khách quan :

Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe là hành vi nguy hiểm cho xã hội; trái pháp luật hình sự; thể hiện nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

Ở đây, nhóm người là có hành vi đánh 2 người phụ nữ đang bán trái cây;, gây tổn hại cho sức khỏe của họ; hành vi này hoàn toàn là cố ý và không có sự ép buộc.

Công cụ, phương tiện sử dụng:

Nếu người phạm tội sử dụng các phương tiện có tính nguy hiểm cao như: lựu đạn; súng, chất nổ, dao găm… phần nào đó có thể xác định người phạm tội mong muốn cho nạn chết. Ngược lai; nếu người phạm tội không lựa chọn hoặc chỉ lựa chọn loại phương tiện ít nguy hiểm đến tính mạng thì phần nào không mong muốn nạn nhân chết. Vì vậy, dựa vào việc người phạm tội sử dụng công cụ; phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội có thể xác định được là người phạm tội mong muốn giết người hay đơn thuần chỉ gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe.

Ở vụ việc trên, nhóm người đã dùng tay không để đấm; đá vào người 2 người phụ nữ chứ không dùng bất kì công cụ gì.

Vị trí trên cơ thể mà người phạm tội gây ra thương tích , tổn hại sức khỏe.

Trên thực tế khi muốn tước đoạt sinh mạng của ai đó thì người phạm tội sẽ tấn công vào những nơi xung yếu trên cơ thể như: vùng đầu, vùng ngực, vùng cổ, vùng bụng…kết hợp việc sử dụng công cụ, phương tiện nếu là công cụ, phương tiện ít nguy hiểm, cùng với việc tấn công vào những nơi được coi là không xung yếu trên cơ thể, có thể xác định là hành vi cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe mà không phải là hành vi giết người.

Những vị trí trên cơ thể mà nhóm người nhắm tới là tay, chân, lưng, bụng.

Mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công

Xác định hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe dựa vào mức độ tấn công với cường độ mạnh hay yếu cùng với vị trí tấn công trên cơ thể xem hành vi đó có dồn dập và cường độ tấn công mạnh không? Nếu cường độ tấn công không mạnh và những vị trí tấn công không xung yếu; không nhằm tước đi sinh mạng của nạn nhân; khi đó sẽ không xác định là hành vi giết người mà là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác.

Mức độ tấn công của nhóm người dù đã gây thương tích không nhỏ cho nạn nhân nhưng vẫn là cường độ yếu; sau khi bị can ngăn, nhóm người cũng không có hành vi tác động nữa.

Hậu quả của tội phạm

Hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác thể hiện ở tỷ lệ thương tật ( tỷ lệ %) mất sức lao động của nạn nhân.

Bước đầu xác minh một nạn nhân bị thương ở tay, một người bị đau ở bụng và vẫn phải khám chữa trị.

Chủ thể

Là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác; có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.

Ở đây xác định là nhóm người đàn ông; clip cho thấy họ có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự

Khách thể

Khách thể tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe. Nhóm người đã gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người phụ nữ đang bán trái cây.

Mặt chủ quan

Người phạm tội mong muốn gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác. Hành vi của nhóm người là hoàn toàn cố ý và không có sự ép buộc.

Hành vi của nhóm người sẽ bị xử lý như thế nào?

Với hành vi hành hung 2 người già yếu như trên, hoàn toàn có thể xét xử về tội cố ý gây thương tích. Sau khi giám định thương tật; hình phạt đối với nhóm người này sẽ được cụ thể tại điều 134 BLHS 2015:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

...c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai; người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ.”

Mời bạn xem thêm bài viết:

Bài viết của chúng tôi mang tính chất tham khảo, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về hình sự, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Vô ý gây thương tích cho người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ điều 38 bộ luật hình sự 2015 người thực hiện hành vi vô ý gây thương tích cho người khác sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi gây tổn hại sức khỏe người khác từ 31% trở lên. Như vậy, một người nếu thực hiện hành vi gây thương tích cho người khác mà tổn hại sức khỏe dưới 31% sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự, trường hợp này vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Cố ý gây thương tích gây

Người phạm tội thực hiện hành vi chỉ nhằm mục đích gây tổn hại đến thân thể nạn nhân. Việc nạn nhân chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội.

Hung khí nguy hiểm là gì?

Hung khí nguy hiểm là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận