Buôn bán hàng cấm qua mạng xã hội bị phạt bao nhiêu năm tù?

19/09/2021
Buôn bán hàng cấm qua mạng
970
Views

Theo quy định hiện hành, buôn bán hàng cấm qua mạng xã hội bị xử lý như thế nào? Hãy cùng phòng tư vấn luật hình sự của Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Tóm tắt vụ việc:

Theo hồ sơ vụ án, tháng 6/2019, qua tìm hiểu trên mạng xã hội, Trang thấy có thể mua bán online mặt hàng xì gà do nước ngoài sản xuất kiếm lời nên kinh doanh. Thời gian đầu, Trang đặt xì gà do nước ngoài sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Sau đó Trang thấy có một số người đăng bán trên mạng xã hội và mời chào mình mua xì gà do nước ngoài sản xuất với giá rẻ hơn thị trường nên đã mua với số lượng lớn để bán lại kiếm lời.

Cuối năm 2019, Trang thuê Lê Bá Trường (SN 1988, ở tỉnh Thanh Hóa) làm thuê cho mình với mức lương 3 triệu đồng/tháng.

Khoảng 10h ngày 6/1/2020, Trang bảo Lê Bá Trường xuống sảnh chung cư Sun Acora nhận hộ 4 hộp xì gà. Khi Trường đang nhận xì gà từ Phạm Quốc Anh (SN 1991, ở quận Ba Đình, Hà Nội), cả hai bị công an phát hiện.

Từ lời khai của Trường, CQĐT đã tiến hành khám xét khẩn cấp chỗ ở của Lê Thùy Trang tại chung cư Sun Ancora (ở quận Hai Bà Trưng), thu giữ 1 túi đựng các điếu xì gà lẻ và 6.125 điếu xì gà các loại do nước ngoài sản xuất (có tổng trọng lượng gần 113 kg), tương đương 5.665 bao thuốc lá điếu.

Căn cứ pháp luật

Bộ luật hình sự 2015

Nội dung tư vấn

Khái niệm về hàng cấm

Hàng cấm là những mặt hàng bị nhà nước cấm kinh doanh, buôn bán trao đổi bằng bất cứ hình thức nào, sở dĩ những mặt hàng đó được liệt vào danh sách hàng cấm là vì chúng có thể gây hậu quả xấu cho kinh tế, xã hội và môi trường.

Danh mục hàng cấm không cố định mà có sự thay đổi. Trong danh mục đó có loại hàng cấm có tính chất vĩnh viễn, không thay đổi như các chất ma tuý nhưng cũng có loại hàng cấm có tính chất thay đổi như thuốc lá điếu của nước ngoài…

Sở dĩ hàng hóa bị Nhà nước cấm là bởi vì các hàng hóa này thuộc nhóm hàng nguy hiểm, nguy hại cho con người, gây mất an toàn, an ninh xã hội, kinh tế của quốc gia.Từ các cất kích thích độc hại, vũ khí, chất độc tới những sản phẩm từ động vật quý hiếm đều là những hàng cấm.

Buôn bán hàng cấm qua mạng xã hội là gì

Buôn bán hàng cấm là hành vi buôn bán hàng hóa bị cấm lưu thông, mua bán, trao đổi theo quy định của pháp luật. Buôn bán hàng cấm là hành vi người phạm tội mua lại mặt hàng cấm từ trong nước hoặc nước ngoài; bán mặt hàng cấm ra ngoài thi trường dưới bất kỳ hình thức nào. Tội buôn bán hàng cấm được áp dụng cho người phạm tội là người bán hoặc người mua, tức chỉ cần một hành vi bán hoặc mua hàng cấm của người phạm tội thì đã bị truy cứu trách nhiệm về tội buôn bán hàng cấm.

Buôn bán hàng cấm qua mạng xã hội là hành vi buôn bán hàng hóa cấm lưu thông, mua bán, trao đổi thông qua mạng xã hội.

Các yếu tố cấu thành tội buôn bán hàng cấm

– Chủ thể của tội phạm.

Các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm này không có gì đặc biệt so với các tội phạm khác, chỉ cần người có năng lực trách nhiệm hình sự và đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật là có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.

– Hành vi phạm tội.

Buôn bán hàng cấm là mua, xin, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm nhằm bán lại cho người khác; dùng hàng cấm để trao đổi, thanh toán; dùng tài sản (không phải là tiền) đem trao đổi, thanh toán… lấy hàng cấm để bán lại cho người khác.

– Mặt chủ quan của tội phạm

Người thực hiện hành vi buôn bán hàng cấm là do cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp), tức là nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi buôn bán hàng cấm là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của của hành vi và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra hoặc bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

– Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lý việc sản xuất, buôn bán hàng cấm trong phạm vi lãnh thổ nước ta.

Mức phạt tù của tội buôn bán hàng cấm qua mạng xã hội

Mức 1: Tội buôn bán hàng cấm qua mạng xã hội

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

+ Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;

+ Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;

+ Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;

+ Sản xuất, buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

+ Sản xuất, buôn bán hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Mức 2: Buôn bán hàng cấm qua mạng xã hội

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

+ Có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;

+ Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;

+ Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;

+ Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng;

+ Buôn bán qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Mức 3: Buôn bán hàng cấm qua mạng xã hội

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

+ Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên;

+ Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;

+ Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;

+ Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

+ Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên.”;

Xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư 247: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hình phạt bổ sung cho tội phạm buôn bán hàng cấm?

Đối tượng buôn bán hàng cấm trên mạng còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối tượng buôn bán hàng cấm trên mạng xã hội có thể đối mặt với mức án bao nhiêu năm tù?

Với 1 túi đựng các điếu xì gà lẻ và 6.125 điếu xì gà các loại do nước ngoài sản xuất (có tổng trọng lượng gần 113 kg), tương đương 5.665 bao thuốc lá điếu bị cơ quan chức năng thu giữ. Đối tượng phạm tội có thể đối mặt với mức phạt tù từ 08-15 năm quy định tại khoản 3 điều 190 bộ luật hình sự 2015.

Người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi buôn bán hàng cấm có bị xử lý hình sự?

Căn cứ quy định tại điều 12 bộ luật hình sự 2015 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
– Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
– Người dưới 16 tuổi phạm tội về tội phạm này không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, chỉ có người phạm tội từ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán hàng cấm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận