Bố đẻ bắt cóc con bán sang Trung Quốc bị xử lý như thế nào?

09/10/2021
Bố đẻ bắt cóc con bán sang Trung Quốc bị xử lý như thế nào?
739
Views

Bố đẻ bắt cóc con bán sang Trung Quốc bị xử lý như thế nào?

Ngày 8/10, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Cao Bằng cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn vừa bắt đối tượng truy nã S.S.M (SN 1980, trú tại xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng) theo Quyết định truy nã số 02 ngày 25/2/2019, của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cao Bằng. Trước đó, vào năm 2017, khi đang làm thuê tại Trung Quốc, Mình tham gia đánh bạc và bị thua nên đã vay của một người đàn ông Trung Quốc số tiền lớn. Đến khoảng tháng 7/2018, M đi xe máy đi lên nhà chị P.M.C. (là vợ cũ của đối tượng) tại xã Hồng An, huyện Bảo Lạc và bắt con trai chung của hai người là cháu P.T.S. (khi đó mới 4 tuổi) mang sang Trung Quốc; và gán cho chủ nợ. Vậy hành vi bố đẻ bắt cóc con bán sang Trung Quốc bị xử lý như thế nào? Chúng ta hãy cùng  Luật sư 247 tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Hành vi bố đẻ bắt cóc con để bán sang Trung Quốc có thể bị xử phạt về tội danh mua bán người dưới 16 tuổi.

Các yếu tố cấu thành tội mua bán người dưới 16 tuổi

Theo quy định tại Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:

Mặt khách quan của tội phạm

Đối với tội mua bán trẻ em, được thể hiện qua hành vi sau:

Mua đứa trẻ của ngưòi khác nhằm để bán thu lợi.

Bán đứa trẻ sau khi mua hoặc sau khi bắt trộm để thu lợi.

Trẻ em là người bị hại trong trường hợp này là người chưa đủ 16 tuổi.

Tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội có hành vi nhằm vào việc mua, bán trẻ em. Nếu hậu quả việc mua bán trẻ em chưa xảy ra thì được cọi là phạm tội chưa đạt.

Khách thể của tội phạm

Các hành vi nêu trên xâm phạm đến quan hệ về quyền được chăm sóc, nuôi và sống chung với cha mẹ, quyền được bảo vệ của trẻ em.

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm nêu trên được thực hiện với lỗi cố ý.

Động cơ thực hiện hành vi mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt nêu trên không phải là dấu hiệu cấu thành cơ bản mà chỉ có ý nghĩa trong việc định khung tăng nặng, lượng hình.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của ba tội nêu trên là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Khung hình phạt

Mức hình phạt của các tội này được chia thành hai khung, cụ thể như sau:

Khung một

Có mức phạt tù từ ba năm đến mười năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ các dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.

Khung hai

Có mức phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

  • Có tổ chức. Được hiểu là có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người (đồng phạm) cùng thực hiện tội phạm này.
  • Có tính chất chuyên nghiệp. Được hiểu là người phạm tội sinh sông chủ yếu dựa vào thu nhập từ việc mua bán trẻ em một cách thường xuyên.
  • Vì động cơ đê hèn (như để trả thù cha mẹ đứa trẻ).
  • Đối với nhiều trẻ em (từ hai trẻ em trở lên)
  • Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân.
  • Để đưa ra nước ngoài;
  • Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo (như sử dụng để bóc lột sức lao động, cho đi ăn xin…)
  • Để sử dụng vào mục đích mại dâm.
  • Tái phạm nguy hiểm.
  • Gây hậu quả nghiêm trọng (như làm cho trẻ em bị tàn tật suốt đời…)

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;

Phạt quản chế, cấm cư trú;

Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm;

Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Bố đẻ bắt cóc con bán sang Trung Quốc có thể được gảim nhẹ trách nhiệm hình sự trong các trường hợp sau:

  • Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
  • Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
  • Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
  • Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
  • Phạm tội vì bị người khác đe doạ hoặc cưỡng bức;
  • Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
  • Phạm tội do lạc hậu;
  • Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Người phạm tội tự thú;
  • Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;
  • Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm
  • Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
  • Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
  • Người phạm tội là cha; mẹ; vợ; chồng; con của liệt sĩ; người có công với cách mạng.

Bố đẻ bắt cóc con bán sang Trung Quốc bị đi tù mấy năm?

Theo quy định tại Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:

Bố đẻ bắt cóc con bán sang Trung Quốc bị đi tù từ 03 đến 10 năm hoặc phạt tù chung thân. Đây là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, khung hình phạt tuỳ theo mức độ nghiêm trọng.

Phạm tội chưa đạt là gì?

Theo quy định tại Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Phạm tội chưa đạt được chia ra 02 loại: Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành và phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành.

  • Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là việc người phạm tội đã thực hiện đầy đủ những hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả, song vì nguyên nhân khách quan mà hậu quả đó không xảy ra. Người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội, tin là hậu quả sẽ xảy ra, nhưng hậu quả đó lại không xảy ra. Người phạm tội trong trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là đã chấm dứt hành vi của mình, không bị ngăn cản.
  • Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là việc người phạm tội vì nguyên nhân khách quan chưa thực hiện hết các hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả nên hậu quả không xảy ra. Ở phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là sự chưa đạt hoàn thành hành vi phạm tội, chưa gây ra hậu quả.

Giải quyết vấn đề

Như vậy, hành vi bắt cóc con rồi bán sang Trung Quốc là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Hành vi này gây ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình; ngoài ra, còn ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Để ngăn ngừa vi phạm xảy ra, pháp luật đã có những quy định cụ thể; những chế tài áp dụng trong trường hợp có xảy ra sai phạm.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Bố đẻ bắt cóc con bán sang Trung Quốc bị xử lý như thế nào?” Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc! Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư 2470833.102.102

Câu hỏi liên quan

Tội mua bán người bị phạt mấy năm tù?

Theo điều Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017: tội mua bán người tuỳ theo tính chất, mức độ, có thể bị phạt tù như sau:
– Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm
– Phạt tù từ 08 năm đến 15
– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm

Cha mẹ bạo hành con bị đi tù mấy năm?

Cha mẹ có hành vi bạo hành con cái cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các cơ sở pháp lý kể trên.
Cụ thể:
Nếu bị truy cứu về Tội hành hạ người khác, cha mẹ có thể bị chịu hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù có thời hạn, cao nhất là 03 năm tùy vào mức độ và tính chất nguy hiểm của hành vi bạo hành.
Nếu bị truy cứu về Tội cố ý gây thương tích, cha mẹ có thể bị chịu hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; tù có thời hạn, cao nhất là 20 năm hoặc tù chung thân tùy vào từng trường hợp được quy định cụ thể tại Điều 134 Bộ luật Hình sự hiện hành.

Bạo lực gia đình gồm hình thức nào?

Có thể nhận diện bạo lực gia đình ở những hình thức chủ yếu sau:
Bạo lực về thể chất;
Bạo lực về tinh thần;
Bạo lực về kinh tế;
Bạo lực về tình dục.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận