Biết người ăn trộm nhưng không có bằng chứng thì phải làm thế nào?

27/06/2022
Biết người ăn trộm nhưng không có bằng chứng
689
Views

“Gần nhà tôi luôn xảy ra vụ ăn trộm liên tục, hôm nay vô tình đi ra ngoài lúc tầm gần 11 giờ tối thì tôi phát hiện trộm đột nhập vào nhà hàng xóm. Sau khi thấy tôi thì chúng bắt đầu rời đi, tôi cũng không kịp chụp hay bắt lại làm bằng chứng. Tuy có hô hào và gọi hàng xóm nhưng không có camera bảo vệ nên không thể tìm được. Luật sư cho tôi biết hình thức xử lý này như thế nào?”

Mời bạn tham khảo về vấn đề Biết người ăn trộm nhưng không có bằng chứng này tại Luật sư 247:

Biết người ăn trộm nhưng không có bằng chứng thì phải làm thế nào?

Biết người ăn trộm nhưng không có bằng chứng
Biết người ăn trộm nhưng không có bằng chứng

Quy định về tội trộm cắp bị xử lý như thế nào?

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; hoặc dưới 2.000.000 đồng; nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định; tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

Hình thức xử lý khi chưa có bằng chứng

Người bị tạm giữ: Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt; trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã; hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.

Tạm giữ: Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú; đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

Thời hạn tạm giữ: Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày; kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ; người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình; hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú; Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ; nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai; nhưng không quá 03 ngày.

Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp; hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ; Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn; hoặc quyết định không phê chuẩn; Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra; cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ; thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.

Thẩm quyền giải quyết vụ ăn trộm

1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạt; kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ; tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền; quy định tại khoản 2 Điều 145 của Bộ luật này phải lập biên bản tiếp nhận; và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm; hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận. Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm; kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.

2. Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình; thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm; kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Căn cứ tại điểm c khoản 3 Điều 145 của Bộ luật tố tụng; thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu; cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đó; phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết.

3. Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác; tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ; và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm; kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm; lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật; có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

4. Các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm; thì chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại; hoặc hình thức khác cho Cơ quan điều tra nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.

5. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; có trách nhiệm thông báo bằng văn bản; về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.”

Nguồn chứng cứ giải quyết vụ án

Căn cứ Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Chứng cứ được xác định từ các nguồn

”Điều 87. Nguồn chứng cứ

1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:

a) Vật chứng;

b) Lời khai, lời trình bày;

c) Dữ liệu điện tử;

d) Kết luận giám định, định giá tài sản;

đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;

e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;

g) Các tài liệu, đồ vật khác.

2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định; thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.”

Như vậy, bạn được quyền trình báo với cơ quan có thẩm quyền về việc bị mất trộm; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm điều tra xác minh; tìm ra người có hành vi phạm tội. Việc bạn cung cấp được các bằng chứng như ghi âm, ghi hình,.. sẽ giúp đỡ trong quá trình điều tra.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Biết người ăn trộm nhưng không có bằng chứng“. Hy vọng bài viết hữu ích với độc giả!

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể cty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, đăng ký bảo hộ thương hiệu; tạm dừng công ty, thành lập công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty; tạm ngưng kinh doanh hộ cá thể; xác nhận tình trạng độc thân; giấy phép bay flycam; đăng ký nhãn hiệu, mẫu trích lục kết hôn; mẫu hợp pháp hóa lãnh sự …. của luật sư, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Mất đồ nhưng nghi ai đó không có bằng chứng thì làm sao để giải quyết?

Cách tốt nhất là báo đồ mất đến cơ quan, trường học của bạn, hoặc địa phương để có phương hướng giải quyết và điều tra vụ việc.

Khi nào thì người bị coi là ăn trộm không có bằng chứng được chứng minh vô tội?

Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.

Ăn trộm mà không có bằng chứng đến khi minh chứng được thì xử lý như thế nào?

Có mức phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:
+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.
+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng (xem giải thích tương tự tội cướp tội phạm).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.