Xin chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn áp dụng với những đối tượng nào? Nội dung và hình thức giáo dục của biện pháp ra sao? Tôi xin cảm ơn.
Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- Nghị định 111/2013/NĐ-CP
Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Theo điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính: “3. Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.”
Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là một hình thức xử lý hành chính áp dụng để giáo dục; quản lý tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly khỏi cộng đồng.
Đối tượng áp dụng
Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là một hình thức xử lý vi phạm hành chính nhằm mục đích giáo dục; quản lý người vi phạm tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng. Thông thường, việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn diễn ra với những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật; tuy nhiên chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Biện pháp trên được thực hiện với mong muốn giáo dục lại ý thức; đạo đức người vi phạm, mong muốn họ tự nhận thức được hành động sai trái của mình để kịp thời sửa chữa.
Theo quy định tại điều 90 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì đối tượng áp dụng biện pháp trên bao gồm:
“1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.
5. Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.”
Nội dung biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn
Theo điều 27 nghị định 111/2013/NĐ-CP thì việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm các nội dung cơ bản sau đây:
– Phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân, các quy định của pháp luật liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của người được giáo dục.
Đối với người nghiện ma túy, cần phổ biến pháp luật về phòng, chống ma túy; về tác hại của việc tiêm chích, sử dụng ma túy đối với sức khỏe, gia đình và cộng đồng; phòng tránh HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua tiêm chích ma túy; về chương trình cai nghiện và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
– Giáo dục về kỹ năng sống, hướng nghiệp, dạy nghề cho người được giáo dục
– Giáo dục về truyền thống tốt đẹp của đất nước, quê hương
Việc giáo dục được thực hiện thông qua một số hình thức như:
- Gặp gỡ trực tiếp gia đình, người được giáo dục;
- Giới thiệu tham gia các lớp học về kỹ năng sống, các lớp hướng nghiệp, dạy nghề, tìm việc làm;
- Thông báo bằng văn bản về gia đình, người được giáo dục về các biện pháp quản lý, giáo dục;
- Tổ chức cuộc họp góp ý tại địa bàn dân cư ở cơ sở. Trường hợp người được giáo dục là người chưa thành niên thì không tổ chức cuộc họp góp ý.
Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- Bản tóm tắt lý lịch của người vi phạm;
- Văn bản đề nghị lập hồ sơ theo quy định của pháp luật;
- Các văn bản, tài liệu được thu thập
- Bệnh án (nếu có);
- Bản tường trình của người vi phạm;
- Các tài liệu khác có liên quan.
Thẩm quyền quyết định
Khoản 1 Điều 105 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định thẩm quyền áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; do “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn”
Thẩm quyền quyền trên được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013; quy định về thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình như sau:
1. Người có thẩm quyền quyết định quy định tại Khoản 1 Điều 105 của Luật xử lý vi phạm hành chính gồm:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người vi phạm cư trú;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em đã tiếp nhận người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định đóng trụ sở.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả! Nếu có thắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0936408102
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng; tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân, tình tiết giảm nhẹ; tình tiết tăng nặng của người vi phạm.
Đối tượng quy định tại các Điểm c, Điểm d và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy; quy định tại Điểm đ nói trên của Nghị định này nếu đáp ứng các điều kiện sau đây; thì được xem xét, quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình:
a- Tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
b- Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;
c- Cha, mẹ hoặc người giám hộ có nhân thân tốt, đang cư trú cùng với người chưa thành niên; có điều kiện thuận lợi để quản lý, giáo dục người chưa thành niên; và có bản cam kết theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 của Nghị định này.
Thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình từ 3 tháng đến 6 tháng.