Xin chào Luật sư. Chung cư tôi đang trong quá trình kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống pccc. Với vai trò là quản lý, tôi cần phải giám sát quá trình này cũng như ghi lại biên bản ghi nhận các hoạt động và khu vực kiểm tra, bảo dưỡng đã thực hiện. Nhưng tôi không rõ hình thức biên bản lắm. Mong Luật sư cho tôi biết, Biên bản kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống pccc viết như thế nào? Cần lưu ý những gì? Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi xin hân hạnh giải đáp thắc mắc của quý khách hàng qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Sự cần thiết phải kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống PCCC
Một hệ thống chữa cháy tốt ngoài việc thi công hệ thống PCCC chất lượng, sẽ khiến tâm lý con người một phần yên tâm hơn khi sống và làm việc. Thêm vào đó nó sẽ ngăn chặn đám cháy bùng phát. Ngay từ khi mới phát sinh từ tia lửa, cụm khói ban đầu. Nó sẽ báo động và cung cấp đầy đủ thông tin vị trí cháy. Cho bộ phận có chức năng dập tắt đám cháy khi mới phát sinh.
Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống PCCC thường xuyên sẽ giúp vận hành chữa cháy tốt khi có sự cố. Hệ thống sẽ phối hợp nhịp nhàng từ cảnh báo, khoanh vùng. Đến gắt điện, chữa cháy nhịp nhàng giúp chữa cháy hiệu quả.
Biên bản kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống pccc là gì?
Biên bản kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống PCCC là biên bản nghiệm thu, đánh giá chất lượng dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng hệ thống PCCC, trong đó bao gồm: số lượng thiết bị, các công việc đã thực hiện, đánh giá chất lượng công việc.
Biên bản kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống pccc viết như thế nào?
Trong biên bản cần có:
- Quốc hiệu và phương châm được thể hiện trước ở bên phải ở phần đỉnh của hệ thống phòng cháy và kiểm soát.
- Tên công ty tổ chức được kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy được điền vào góc trên bên trái của báo cáo.
- Tiếp theo là tên của biên bản được viết hoa và ở giữa biểu mẫu biên bản.
- Thông tin về địa điểm và thời gian cụ thể của cuộc kiểm tra phòng cháy chữa cháy.
- Thông tin về người tham gia quá trình kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy.
- Tiếp theo đến nội dung của mẫu biên bản kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống pccc.
- Trong phần này các bước kiểm tra được ghi lại chi tiết riêng biệt.
- Thông tin về thời điểm lập biên bản và số trang của báo cáo
- Cuối cùng là ý kiến và chữ ký của người thực hiện kiểm tra.
Những lưu ý khi viết biên bản kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống pccc
- Biên bản kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống pccc cần tuân theo bố cục quy định
- Thông tin cần được ghi chính xác nếu không chính xác sẽ ảnh hưởng đến quyết định xử lý phòng cháy sau này.
- Biên bản phải được trình bày nghiêm túc sử dụng từ ngữ đúng chính tả và không được gạch bỏ hoặc viết đè lên.
Mẫu biên bản kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống pccc năm 2022
Luật sư 247 xin phép được gửi đến quý độc giả Mẫu biên bản xác nhận chất lượng sản phẩm năm 2022 sau đây:
Trách nhiệm quản lý, bảo quản, bảo dưỡng hệ thống pccc
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở, chủ hộ gia đình trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy được quy định cụ thể tại Điều 13 của Thông tư 17/2021/TT-BCA như sau:
- Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý.
- Tổ chức lập và quản lý hồ sơ về phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
- Tổ chức cho cán bộ, nhân viên, người lao động trong cơ quan, tổ chức, cơ sở học tập sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã trang bị.
- Phân công người làm công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Thống kê, báo cáo cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp và cơ quan có thẩm quyền về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Kiểm tra, xử lý vi phạm hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Bảo đảm kinh phí phục vụ công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống PCCC
Quy trình kiểm tra hệ thống chữa cháy
Kiểm tra hệ thống máy bơm PCCC: Các bộ phận như máy bơm điện, máy bơm bù áp, tủ điều khiển, đèn báo, đồng hồ volt, ampe, CB tổng, CB điều khiển máy bơm, Rơle trung gian, De cần được kiểm tra tình trạng hoạt động xem còn ổn không.
Kiểm tra các đường ống cứu hỏa chính dẫn lên các tầng của tòa nhà. Ngoài ra, cũng cần kiểm tra các van khóa đường ống dẫn nước, đồng hồ đo áp lực nước, các vòi phun nước cứu hỏa lay timer, điện áp AC vào và nguồn DC.
Kiểm tra hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler:
- Kiểm tra chức năng và vệ sinh đầu Sprinkler.
- Vận hành 2 Valve phía sau 2 nhà kho để kiểm tra.
- Thay nước mới trong hệ thống và kiểm tra chuông báo động của trạm bơm.
Kiểm tra hệ thống chữa cháy vách tường:
- Tiến hành quan sát, kiểm tra tất cả các cuộn vòi.
- Căng, trải vòi phun, thử độ kín vòi, tháo xả vòi phun.
- Phơi và đặt vào tủ, kiểm tra thao tác đấu nối, độ kín của van, thay ron nếu cần.
Kiểm tra hệ thống trụ nước ngoài trời:
- Kiểm tra tất cả các trụ nước.
- Xả thử nước không áp, loại bỏ nước trong ống và tiến hành bơm lại nước mới.
Kiểm tra các valve khống chế:
- Thử đóng mở các van ở các hố van.
- Tra dầu nhớt từng van và thay ron trong trường hợp cần thiết.
Kiểm tra bình chữa cháy cầm tay, quả cầu chữa cháy:
- Kiểm tra đồng hồ áp suất bình / quả cầu.
- Niêm phong chì thiết bị.
Quy trình kiểm tra hệ thống phòng cháy, báo cháy
Kiểm tra tủ trung tâm điều khiển: Các bộ phận cần kiểm tra gồm:
- Đèn báo lỗi trong tủ điều khiển
- Màn hình bàn phím phụ
- Đèn đang vào vị trí hoạt động ổn định
Kiểm tra nguồn AC:
- Cắt nguồn điện xoay chiều cấp nguồn
- Kết nối nguồn AC lại cho tủ điều khiển
Kiểm tra Ắc quy: Kiểm tra xem công suất ắc quy có đủ điện cung cấp nguồn khi cúp điện.
Kiểm tra đèn báo: Kiểm tra trạng thái đèn báo của các Zone trên tủ và màn hình bàn phím phụ.
Kiểm tra hệ thống báo khẩn: Kiểm tra đầu cảm biến với các yếu tố như beam, khói, nhiệt cũng như kiểm tra nút nhấn khẩn, chuông báo cháy.
Kiểm tra thiết bị cảm biến khói: Sử dụng thiết bị tạo khói để thử cảm biến khói. Trường hợp cảm biến khói hư hỏng, hãy tiến hành thay mới kịp thời.
Kiểm tra thiết bị cảm biến nhiệt: Sử dụng thiết bị tạo nhiệt ví dụ như bật lửa để hơ đầu cảm biến nhiệt. Trường hợp cảm biến bị hư hỏng, hãy thay mới.
Kiểm tra toàn bộ các đầu báo, bàn phím phụ, chuông, tủ trung tâm: Mở nắp của các đầu báo để lau chùi, vệ sinh sạch bụi các cảm biến. Bạn có thể thay mới trong trường hợp phát hiện thấy có hư hỏng.
Kiểm tra các đèn led trên cảm biến: Quan sát xem các đèn led có nhấp nháy theo chu kỳ như bình thường hay không.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Biên bản kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống pccc viết như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, tra cứu quy hoạch xây dựng…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Có thể bạn quan tâm
- Được lấy lại xe khi biên bản phạt vi phạm ghi sai tên không?
- Tại sao phải xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch?
- Giá, phí công chứng các văn phòng công chứng có bằng nhau không?
Câu hỏi thường gặp
1. Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
2. Doanh nghiệp, cơ sở phải có cá nhân đủ điều kiện hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
3. Có địa điểm hoạt động; phương tiện, thiết bị, địa điểm bảo đảm thực hiện tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát, kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
Doanh nghiệp, cơ sở chỉ được tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy sau khi được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:
a) Làm chết 02 người
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên