Bị sếp đụng chạm, gạ gẫm có nên khởi kiện?

02/05/2022
Bị sếp đụng chạm, gạ gẫm có nên khởi kiện?
743
Views

Môi trường lao động là một môi trường chuyên nghiệp; nghiêm khắc nhưng cũng có thể có nhiều tệ nạn khuất sau. Tuy nhiên, không phải tất cả môi trường làm việc đều sẽ như vậy. Nhưng việc tự đề phòng là một việc làm cần thiết. Đặc biệt nhất là việc bảo vệ bản thân trước vấn nạn quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Bởi mặc dù đã có những quy định để bảo vệ người lao động khỏi trường hợp đó; nhưng việc chứng minh bản thân có ở trong trường hợp đó không lại rất khó. Vậy bị sếp đụng chạm, gạ gẫm có nên khởi kiện? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau:

“Chào luật sư, mình hiện đang là nhân viên tại một công ty lớn. Do mới vào làm nên hiện tại mình vẫn đang học việc. Trong quá trình làm, mình được một anh vào công ty sớm hơn giúp đỡ khá nhiều. Mình rất biết ơn; nhưng không ngờ sau đó anh ngày càng quá quắt. Không chỉ có hành vi sờ soạng mình tại công ty; mà còn nhiều lần xin công ty phân mình đi công tác cùng; sau đó lấy lí do chi phí của công ty để thuyết phục mình thuê nhà nghỉ qua đêm cùng một phòng. Khi mình báo cáo lên với cấp trên thì anh đó lại phản bác lại. Anh đó tại công ty cũng là một người vui vẻ, hòa đồng. Vậy nên, đồng nghiệp tin anh ta hơn mình. Mình có nên khởi kiện không ạ?”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Lao động năm 2019

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Bị sếp đụng chạm, gạ gẫm có nên khởi kiện?

Quy định của pháp luật lao động về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.

Theo quy định của pháp luật lao động; người lao động có quyền được bảo vệ khỏi hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Việc bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc là căn cứ để người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2015; hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải nếu quy chế công ty không có quy định khác.

Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự

Theo đó, một người có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình; lợi ích hợp pháp của người khác; lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước; khi có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích đó đang bị xâm phạm. Tuy nhiên, để khởi kiện vụ án dân sự; cá nhân cần đáp ứng một số điều kiện cụ thể:

Thứ nhất, điều kiện về chủ thể. Trong đó, cá nhân được khởi kiện vì lợi ích hợp pháp của mình hoặc vì lợi ích của người khác trong trường hợp được pháp luật trao quyền. Việc khởi kiện phải dựa trên cơ sở có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc có tranh chấp xảy ra.

Thứ hai, điều kiện về thẩm quyền. Vụ việc khởi kiện phải đúng thẩm quyền của Tòa án bao gồm: thẩm quyền theo loại việc; thẩm quyền theo lãnh thổ; thẩm quyền theo cấp. Đây cũng là điều kiện có khá nhiều quan điểm với 02 quan điểm chính. Quan điểm đầu tiên là cần đáp ứng đủ cả 3 điều kiện; quan điểm thứ hai là chỉ cần đáp ứng 1 trong 3 điều kiện. Và theo quy định của pháp luật hiện nay; chỉ cần đáp ứng 1 trong 3 điều kiện mà điều kiện quan trọng nhất là điều kiện về chủ thể.

Thứ ba, điều kiện về vụ án đã được giải quyết hay chưa. Điều kiện này yêu cầu việc khởi kiện chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Bị sếp đụng chạm gạ gẫm có nên khởi kiện?

Để trả lời cho câu hỏi bị sếp đụng chạm, gạ gẫm có nên khởi kiện. Nếu chỉ xét riêng về quy định của pháp luật; việc người sếp có hành vi đụng chạm, gạ gẫm sẽ có quy định riêng của công ty để điều chỉnh về việc xử lý kỷ luật. Bên cạnh việc xử lý kỷ luật tại công ty; người sếp đó cũng sẽ bị trừng trị bởi pháp luật với hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hay nói cách khác; về mặt lý thuyết; bị sếp đụng chạm, gạ gẫm có thể khởi kiện được.

Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên; việc khởi kiện phải dựa trên cơ sở có giả thiết cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân bị xâm phạm. Và việc này đi liền với việc phải chứng minh được điều đó. Và trong nhiều trường hợp; việc chứng minh khó có thể thực hiện được vì nhiều lý do. Vậy nên, nếu có đầy đủ chứng cứ về việc bị xâm phạm; việc bị sếp đụng chạm, gạ gẫm là hoàn toàn có thể khởi kiện.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Bị sếp đụng chạm, gạ gẫm có nên khởi kiện?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam; đăng ký bảo hộ thương hiệu; giải thể công ty; xác nhận độc thân ….của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Quấy rối tình dục nơi làm việc bị xử lý như thế nào?

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể bị xử lý kỷ luật theo quy chế của công ty. Theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2015; mức kỷ luật cao nhất mà người có hành vi quấy rối tình dục phải chịu là sa thải.

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc có bị xử lý hình sự không?

Hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể bị xử lý hình sự với một số tội danh như: tội hiếp dâm,…

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.