Bị khởi tố có được đi làm không?

16/06/2022
Bị khởi tố có được đi làm không?
1247
Views

Chào Luật sư, luật sư có thể cho tôi hỏi nếu bị khởi tố có được đi làm không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Khi phía cơ quan chức năng phát hiện ra hành vi phạm tội của một người nào đó; và ra quyết định khởi tố; thì quyền và lợi ích của người phạm tội đó sẽ có những hạn chế nhất định; trong số những hạn chế đó người phạm tội sợ nhất là hạn chế không được đi làm.

Để giải đáp cho vấn đề bị khởi tố có được đi làm không? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

Bộ luật Lao động 2019

Luật Viên chức 2010 sđ, bs 2019

Luật Cán bộ, công chức 2008 sđ, bs 2019

Khởi tố là gì?

– Khởi tố là việc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố hình sự đối với vụ việc có dấu hiệu tội phạm; hoặc khởi tố bị can khi có đủ căn cứ để xác định một người; hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm.

Căn cứ để có thể đưa ra quyết định khởi tố có thể là:

  • Tố giác của cá nhân;
  • Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
  • Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
  • Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
  • Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
  • Người phạm tội tự thú.

Những căn cứ không được khởi tố vụ án:

  • Không có sự việc phạm tội;
  • Hành vi không cấu thành tội phạm;
  • Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
  • Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
  • Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Tội phạm đã được đại xá;
  • Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
  • Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.
Bị khởi tố có được đi làm không?
Bị khởi tố có được đi làm không?

Cơ quan nào có thẩm quyền khởi tố?

Cơ quan có thẩm quyền khởi tố có thể là các cơ quan:

  • Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm; trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý; giải quyết quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 153 BLHS.
  • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 của BLHS.
  • Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp:

+ Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra; cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

+ Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác; tin báo về tội phạm; kiến nghị khởi tố;

+ Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm; hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.

  • Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố; hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự; nếu qua việc xét xử tại phiên tòa; mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.

Bị khởi tố có được đi làm không?

Bị khởi tố có được đi làm không? Câu trả lời chính xác là tuỳ trường hợp mà bạn bị khởi tố mà bạn có được đi làm hay không.

Người bị khởi tố là lao động bình thường (Điều 30 Bộ luật Lao động):

  • Nếu bạn bị khởi tố và bị áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời như tạm giữ; tạm giam thì phía người sử dụng lao động có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; khi đó bạn sẽ không thể đi làm được.
  • Nếu bạn bị khởi tố và không bị áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời như tạm giữ; tạm giam thì phía người sử dụng lao động sẽ không có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; nên về mặt lý thuyết là bạn có thể đi làm. Tuy nhiên trên thực tế nếu bạn bị khởi tố thường phía người sử dụng lao động thường sẽ thương lượng với bạn về việc 02 bên nên tạm hoãn hợp đồng đến khi có bản án; hoặc quyết định của Toà án hoặc phía cơ quan có thẩm quyền.

Người bị khởi tố là công chức, viên chức, cán bộ:

Đối với viên chức: Theo quy định tại Điều 57 Luật viên chức thì một người viên chức chỉ bị cho thôi việc khi viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo; hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng; hoặc viên chức quản lý bị Tòa án tuyên phạm tội. Cho nên về mặt lý thuyết nếu chỉ mới bị khởi tố thì viên chức vẫn đi làm được bình thường. Còn trên thực tế khi viên chức bị khởi tố họ thường chủ động làm đơn xin thôi việc để tránh ảnh hưởng đến công việc tại cơ quan.

Tuy nhiên bạn nên lưu ý rằng: Trong trường hợp viên chức đã bị khởi tố; nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án; mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật (trong đó có buộc thôi việc).

Đối với cán bộ, công chức: Theo quy định tại Điều 78 và Điều 79 Luật Cán bộ, công chức; thì một người cán bộ, công chức chỉ bị cho thôi việc khi phạm tội bị Tòa án kết án và bản án; quyết định đã có hiệu lực pháp luật; trường hợp bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo; hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc. Cho nên về mặt lý thuyết nếu chỉ mới bị khởi tố thì cán bộ, công chức vẫn đi làm được bình thường. Còn trên thực tế khi cán bộ, công chức bị khởi tố họ thường chủ động làm đơn xin thôi việc để tránh ảnh hưởng đến công việc tại cơ quan.

Lưu ý: Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo; hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng; thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án; quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án; quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Bị khởi tố có được đi làm không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; thành lập công ty; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Ai có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự?

Pháp luật quy định cho người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại. Trong những trường hợp mà hành vi phạm tội vừa xâm phạm trật tự xã hội, vừa xâm phạm đến thể chất, sức khoẻ, danh dự của người bị hại.

Bản chất pháp lý của khởi tố vụ án hình sự là gì?

Với tính chất là một giai đoạn độc lập và đầu tiên của tố tụng hình sự; giai đoạn khởi tố vụ án hình sự có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể; để xác định các tiền đề pháp luật về nội dung (vật chất); và về pháp luật về hình thức (tố tụng) của việc điều tra vụ án hình sự; thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi nhận được những thông tin đầu tiên về việc thực hiện hành vi phạm.

Quy định về Quyết định khởi tố vụ án?

Quyết định được ra sau khi xác định có dấu hiệu của tội phạm.
Quyết định khởi tố phải  ghi rõ họ, tên chức vụ của người ra quyết định; hành vi bị khởi tố; điều khoản bộ luật hình sự áp dụng để khởi tố.
Trong hạn 24h quyết định khởi tố của Viện Kiểm sát  phải gửi đến cơ quan điều tra để tiến hành điều tra; quyết định khởi tố của cơ quan điều tra phải gửi đến Viện kiểm sát để kiểm sát việc khởi tố; quyết định khởi tố của Hội đồng xét xử phải gửi đến Viện kiểm sát quyết định việc điều tra.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.