Bắt trẻ em lang thang đi ăn xin có bị xử phạt không?

25/11/2021
Bắt trẻ em lang thang đi ăn xin có bị xử phạt không?
1150
Views

Một trong những thực trạng đáng buồn nhất chính là hình ảnh những đứa trẻ lấm lem đi xin ăn. Giữa khung cảnh nguy nga, hoa lệ của các thành phố lớn, hình ảnh này như tương phản hoàn toàn. Đứa trẻ nào cũng nhem nhuốc, quần áo cũ rách phong phanh. Kể cả trong những ngày mưa rét. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là số lượng trẻ em này không hề ít. Dù đi tới bất kỳ con phố nào bạn cũng có thể bắt gặp.

Nhưng dường như đám trẻ này cũng hoạt động một cách rất có quy củ. Trên một con phố thì bạn có thể gặp đi gặp lại một đứa trẻ quen mặt. Nói là xin ăn nhưng thực chất chúng không lấy thức ăn. Hoặc là bạn sẽ cho chúng tiền, hoặc là mua một món đồ của chúng với giá rất cao. Hầu như không ai phàn nàn về giá tiền cả. Bởi mọi người đều hiểu rằng đồng tiền là để cho tụi nhỏ ăn xin. 

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người nhận ra đằng sau đám trẻ là một tổ chức. Một tổ chức nào đó đang môi giới, xúi giục đám trẻ đi xin ăn. Những câu chuyện sau đó thì không được hé lộ. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều báo đài nêu lên thực trạng này. Bắt trẻ em lang thang đi ăn xin có bị xử phạt không?

Dưới quan điểm pháp lý, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề trên nhé!

Cơ sở pháp lý:

Nội dung

Trẻ em là ai?

Hiệp ước về Quyền Trẻ em của Liên hiệp quốc định nghĩa một đứa trẻ là “mọi con người dưới tuổi 18 trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em, tuổi trưởng thành được quy định sớm hơn.”

Luật trẻ em của Việt Nam năm 2016 quy định trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi

Bắt trẻ em lang thang đi ăn xin có bị xử phạt không?

Trên thực tế, việc bắt trẻ em đi ăn xin có thể bị xử lý vi phạm hành chính. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các hành vi lợi dụng trẻ em rất đa dạng nên có thể bị xem xét bởi những quy định sau:

Xử lý vi phạm hành chính

Vi phạm quy định về cấm dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em đi lang thang, lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ nhà đi lang thang dưới mọi hình thức.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cha, mẹ, người giám hộ ép buộc trẻ em đi lang thang kiếm sống;

b) Lợi dụng trẻ em đi lang thang để trục lợi.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 2 Điều này.

Vi phạm quy định về cấm ngược đãi trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi. Hoặc ngăn cản trẻ em tham gia hoạt động xã hội

Khung 1

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi ngăn cản trẻ em tham gia hoạt động xã hội, sinh hoạt cộng đồng hợp pháp, lành mạnh.

Khung 2:

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em;

b) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;

c) Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;

d) Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần;

đ) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần.

Khung 3

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn;

b) Cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn.

Khung 4

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại Khoản 2 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm tại Điểm đ Khoản 2 Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại Khoản 3 Điều này.

Xử lý hình sự

Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi

Khung 1

1. Người nào sử dụng người dưới 16 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.

Khung 2

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 61% trở lên.

Khung 3

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

Khugn 4

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trẻ em là một đối tượng nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Trên thực tế, pháp luật Việt Nam quy định rất nhiều điều khoản để hạn chế tối đa các hành vi gây tác động tiêu cực đến trẻ nhỏ. Hi vọng đây là một cách để những hành vi lợi dụng trẻ em hoặc ngược đãi trẻ em được chấm dứt. 

Mời các bạn xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư X về câu hỏi trên. Hi vọng độc giả đã trả lời được câu hỏi: Bắt trẻ em lang thang đi ăn xin có bị xử phạt không?

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Xúi giục, kích động, lừa dối trẻ em thù ghét cha, mẹ bị xử lý thế nào?

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúi giục, kích động, lừa dối trẻ em dưới mọi hình thức làm cho trẻ em thù ghét cha, mẹ, người giám hộ.

Hành vi sử dụng trẻ em để mua, bán, vận chuyển hàng hóa bị xử phạt thế nào?

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trẻ em để mua, bán, vận chuyển hàng hóa, hàng giả, hàng trốn thuế, tiền tệ trái phép.

Cha mẹ chửi mắng trẻ em có sao không?

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng nhục, chửi, mắng, bắt làm những việc có tính chất xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm đối với trẻ em vi phạm pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận