Bạo lực gia đình gây ra những hậu như thế nào?

17/09/2021
bạo lực gia đình gây ra
4721
Views

Hiện nay tình trạng gia đình diễn ra khá phổ biến; có thể xảy ra ớ bất cứ gia đình này nào. Bạo lực gia đình có thể dẫn đến rất nhiều hậu quả khác nhau; nếu một gia đình không hạnh phúc sẽ dẫn theo rất nhiều người bất hạnh. Vậy bạo lực gia đình gây ra những hậu nặng nề nào? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007

Nội dung tư vấn

Bạo lực gia đình là gì?

Bạo lực gia đình là “hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên khác trong gia đình” (Điều 1; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007). Đó là việc “các thành viên gia đình vận dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình”. Xét về hình thức; có thể phân chia bạo lực gia đình thành các hình thức chủ yếu sau:

  • Bạo lực thể chất: là hành vi ngược đãi; đánh đập thành viên gia đình;
  • Bạo lực về tinh thần: là những lời nói; thái độ; hành vi làm tổn thương tới danh dự; nhân phẩm; tâm lý của thành viên gia đình
  • Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền tự do lao động;…)
  • Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình; kể cả việc cưỡng ép sinh con.

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã quy định các hành vi bạo lực bao gồm:

  • Hành hạ, ngược đãi, đánh đập; hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
  • Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
  • Cô lập, xua đuổi; hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Ngăn cản việc thực hiện quyền; nghĩa vụ trong quan hệ gia đình;
  • Cưỡng ép quan hệ tình dục;
  • Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn; ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
  • Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá; hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản;…
  • Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức; kiểm soát thu nhập;
  • Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Đặc điểm của bạo lực gia đình

Đặc điểm chủng của bạo lực gia đình như sau :

Một là; bạo lực gia đình xảy ra giữa các thành viên gia đình; hoặc những người đã từng có quan hệ gia đình. Vì vậy; phạm vi của bạo lực gia đình khá rộng và có tính bao quát.

Hai là; bạo lực gia đình khó bị phát hiệ;, khó can thiệp bởi nó thường xảy ra trong gia đình; mà đã là chuyện gia đình thì người ngoài rất ít khi can thiệp.

Ba là; bạo lực gia đình tồn tại dưới nhiều kiểu loại và dạng thức khác nhau. Có thể là bạo lực gia đình giữa vợ – chồng, cha mẹ – các con; ông bà – các cháu; anh, chị, em trong gia đình với nhau,…

Nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực gia đình

Từ nhận thức của mỗi người

Bất bình đẳng giới được xem là nguyên nhân gốc rễ gây ra bạo lực trong gia đình. Xã hội vẫn tồn tại những quan niệm bất bình đẳng giới trong gia đình như định kiến giới; tư tưởng trọng nam khinh nữ. Trong gia đình; người phụ nữ có vị thế và quyền lực không ngang bằng với nam giới; không có quyền tham gia vào các quyết định trong gia đình, vì thế bạo hành phụ nữ, bạo hành trẻ em trong gia đình ngày càng gia tăng. Cộng đồng và xã hội vẫn coi bạo lực gia đình là vấn đề riêng tư trong mỗi gia đình và xã hội không nên can thiệp.

Trẻ em khi chứng kiến bạo lực gia đình tạo thành tâm lý cam chịu khi lớn lên và vô tình hình thành suy nghĩ cho rằng bạo hành gia đình như một biện pháp cần thiết để giải quyết mâu thuẫn gia đình. Và sau này lớn lên không tránh khỏi những suy nghĩ tiêu cực và lặp lại những hành vi của người lớn.

Từ nền kinh tế

Khó khăn về kinh tế là một trong những nguyên nhân dẫn tới bạo lực gia đình vì khó khăn về kinh tế thường tạo ra các áp lực; căng thẳng, bế tắc đối với thành viên gia đình và do đó dễ dẫn tới các mâu thuẫn; tranh chấp nếu không biết cách xử lý phù hợp có thể gây nên bạo lực gia đình. Tuy nhiên; không phải cứ có khó khăn về kinh tế là nhất thiết phải có bạo lực gia đình. Thực tế cho thấy nhiều gia đình có mức sống; thu nhập thấp nhưng gia đình vẫn hòa thuận và ngược lại có những gia đình khá giả nhưng bạo lực vẫn xảy ra.

Từ tệ nạn xã hội

Các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm;…là những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bạo lực gia đình.Thống kê cho thấy 60% nạn bạo hành gia đình xảy ra sau khi người chồng uống rượu hay dùng các chất kích thích. Các chất kích thích làm giảm sự kiềm chế cũng như nhận thức của bản thân phán đoán đúng sai từ đó dẫn đến trạng thái dễ nóng nảy; cau có khó chịu. Lúc đó; chuyện nhỏ cũng hóa thành chuyện lớn và các thành viên trong gia đình dễ dàng xung đột với nhau hơn.

Từ công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình

Luật Phòng chống bạo lực gia đình; quy định về các hành vi bị coi là bạo lực gia đình và các biện pháp xử lý hành vi gây ảnh hưởng tới chủ thể khác. Bên cạnh các chế tài áp dụng theo quy định của nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này thì bạo hành gia đình nếu để lại hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị áp dụng chế tài hình sự. Tuy nhiên; việc xử lý hành vi này trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn; đặc biệt với những trường hợp hành vi không rõ ràng hoặc nạn nhân; người chứng kiến không dám lên tiếng tố giác hành vi đó.

Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng; chống bạo lực gia đình còn hạn chế. Chính quyền và các tổ chức đoàn thể chưa hoàn thành chức năng; nhiệm vụ của mình trong phòng chống bạo lực gia đình. Một bộ phận lãnh đạo chính quyền và các tổ chức đoàn thể vẫn coi bạo lực gia đình là vấn đề riêng của mỗi gia đình.

Đồng thời; chưa xử lý triệt để các vụ việc bạo lực gia đình xảy ra tại địa phương. Chính quyền chỉ vào cuộc với những vụ bạo lực gia đình có hậu quả nghiêm trọng khi nạn nhân hoặc người nhà nạn nhân có đơn kêu cứu. Trong công tác hòa giải; thường khuyên phụ nữ nín nhịn mà không triệt để xử lý theo pháp luật người gây bạo lực gia đình.

Bạo lực gia đình gây ra những hậu quả nào?

Đối với chính nạn nhân

Bạo lực gia đình gây thiệt hại về thể chất lẫn tinh thần cho nạn nhân. Các hành vi đánh đập, dùng vũ lực hay bạo hành tình dục không tránh khỏi sức khỏe bị hủy hoại, thương tích đau đớn; có thể bị khuyết tật suốt đời, thậm chí dẫn đến tử vong. Ngoài ra, bạo hành gia đình gây ám ảnh về tinh thần; luôn chán nản, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, mất tự tin, hoang mang, trầm cảm; cảm thấy cuộc sống nặng nề, căng thẳng và tuyệt vọng.

Đối với người gây bạo lực gia đình:

Bạo lực gia đình không chỉ gây thiệt hại cho nạn nhân mà ngay cả người gây bạo lực cũng phải trả một cái giá khá đắt. Chính hành vi của mình; người gây bạo lực đang tự phá hỏng mối quan hệ vợ – chồng, cha mẹ – con cái, ông bà-cháu, anh-chị-em trong gia đình. Với hành vi bạo lực gia đình; người này phải đóng tiền nộp phạt vi phạm hành chính cho hành vi sai trái của mình khi gây ra bạo lực gia đình với người thân trong gia đình. Và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng với nạn nhân.

Đối với trẻ em:

Bạo lực trẻ em trong gia đình ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển thể chất và trí tuệ đối với trẻ; những vụ bảo hành trẻ em ngày càng tăng. Khi chứng kiến bạo lực gia đình; trẻ sẽ trong tình trạng căng thẳng, sợ hại, tâm lý tiêu cực, thiếu tập trung và không có khả năng chơi tích cực, lẩn tránh các mối quan hệ với các bạn cùng lứa tuổi, có xu hướng kép kín với mọi người xung quanh.

Tuy nhiên; nhiều trẻ lại theo chiều hướng thích gây rối; bỏ học, phạm tội, uống rượu, hút thuốc lá và nghiện ma túy và học theo hành vi của người lớn bạo lực lại người khác; thiếu tin tưởng vào người lớn; bỏ đi khỏi nhà; có thể có các hành vi bạo lực như người lớn; chán nản và có ý nghĩ tự tử; thậm chí tự tử.

Đối với gia đình:

Bạo lực gia đình là nguyên nhân dẫn tới ly thân; ly hôn và tan vỡ bao gia đình. Tốn tiền chữa trị và phục hồi sức khỏe thể chất; và sức khỏe tinh thần cho nạn nhân và người chứng kiến bạo lực gia đình. Giảm thời gian và năng suất lao động từ đó giảm thu nhập gia đình. Không có khả năng làm tròn bổn phận với gia đình nội, ngoại.

Đối với xã hội:

Khi bạo lực gia đình tác động tới nạn nhân lẫn người gây bạo lực sẽ giảm sự đóng góp của họ tới xã hội. Tạo ra lực lượng lao động tương lai có sức khỏe thể chất và tinh thần yếu, thiếu sáng tạo, thiếu sự chủ động. Nếu không xử lý triệt để; xã hội sẽ chấp nhận và dung túng cho bạo lực gia đình.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Bạo lực gia đình gây ra những hậu như thế nào?” . Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Nạn nhân của bạo lực gia đình gây ra có quyền gì?

Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng; nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
– Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn; bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định;
– Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
– Được bố trí nơi tạm lánh; được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Bạo lực học đường là gì?

Bạo lực học đường là những hành vi xâm phạm về thể chất: học sinh đánh nhau; nhưng cũng có thể là hành vi xâm hại về mặt tâm lý của học sinh như sử dụng lời nói, hành vi đe dọa từ giáo viên với học sinh, từ học sinh với nhau. Ngày nay bạo lực học đường còn có thể là sự xâm phạm tình dục; quấy rối tình dục diễn ra ngày càng nhiều hơn… Các hành vi bạo lực có thể diễn ra trực tiếp như dung lời nói, dung vũ khí trực tiếp hoặc cũng có thể  qua mạng internet 

Mức xử phạt với bạo lực gia đình gây ra?

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
– Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
+ Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận