Bản tự nhận xét đánh giá phó hiệu trưởng mới nhất

07/01/2022
2278
Views

Hầu hết mọi đảng viên, không loại trừ chức vụ, quyền hạn, nơi công tác đều phải tiến hành viết bản tự đánh giá, nhận xét bản thân (hay còn gọi là bản tự kiểm điểm) hàng năm. Đối với Phó hiệu trưởng trường học cũng vậy. Và ở bài viết này Luật sư 247 sẽ hướng dẫn quý vị thực hiện mẫu bản tự nhận xét đánh giá phó hiệu trưởng.

Bản tự nhận xét đánh giá phó hiệu trưởng

Việc đánh giá, phân loại đảng viên hay cán bộ công chức, viên chức rất quan trọng. Và phải thực hiện theo định kỳ hàng năm. Mẫu bản tự nhận xét đánh giá phó hiệu trưởng là mẫu để cá nhân đảm nhiệm chức vụ phó hiệu trưởng trong một tổ chức giáo dục thực hiện tự đánh giá, nhận xét bản thân trong một năm về thực hiện nhiệm vụ, về lối sống và các ưu nhược điểm để phục vụ đánh giá, phân loại đảng viên.

Sau đây là mẫu tự nhận xét đánh giá của Phó hiệu trưởng mầm non:

Bản tự nhận xét đánh giá phó hiệu trưởng mầm non

Mẫu bản tự nhận xét đánh giá phó hiệu trưởng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM

Năm…….

Kính gửi:…………………………………..

Tên tôi là: ………………………………………….

Sinh ngày: …………………………………………….

Chức vụ: Phó Hiệu trưởng

Đơn vị công tác: …………………………………………

Nay tôi viết bản kiểm điểm xin tự đánh giá quá trình công tác của tôi trong năm qua như sau:

1. – PHẨM CHẤT CHÍNH TRỊ ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG:

  • Tôi luôn giữ vững lập trường tư tưởng chính trị, viết nói và làm theo đúng quan điểm, đường lối nghị quyết chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước quy định.
  • Chấp hành tốt nội quy, quy định của ngành, của……….. đề ra. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong…………
  •   Luôn tu dưỡng phẩm chất đạo đức, có lối sống giản dị lành mạnh, hòa đồng với mọi người.
  • Thẳng thắn trung thực trong phê và tự phê bình, có tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp và nhân dân.

2. –CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ

  • Tôi luôn luôn gương mẫu trong mọi công việc, có tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
  • Phối kết hợp chặt chẽ với các đồng chí trong chỉ đạo, điều hành tốt công việc của……………
  • Tổ chức tốt ngày hội ngày lễ, các phong trào văn hóa, văn nghệ sôi nổi tham gia vào các phong trào của ngành, của địa phương tổ chức.

3. –TỰ ĐÁNH GIÁ

Ưu điểm:

  • Trong năm qua, tôi luôn cố gắng thực hiện mọi nhiệm vụ được giao.
  • Chấp hành tốt công tác chuyên môn, giữ mối đoàn kết xây dựng ngày càng vững mạnh.

Nhược điểm:

Trong công tác chỉ đạo còn có sơ suất, thiếu cương quyết.

– Tự xếp loại: ………………………………………

Trên đây là bản kiểm điểm tự đánh giá, xếp loại quá trình công tác của tôi trong năm

Kính mong sự giúp đỡ của tập thể cán bộ và các bạn đồng nghiệp trong để bản thân tôi được hoàn thiện hơn và thực hiện tốt hơn mọi công việc trong năm tới.

Những lỗi thường gặp khi viết bản tự nhận xét đánh giá cá nhân

Hoàn thành bản tự nhận xét đánh giá cá nhân không phải là nhiệm vụ quá khó khăn, thế nhưng không ít người trong chúng ta vẫn mắc lỗi khi viết nó. Dưới đây là một số lỗi thường gặp khi viết bản TNXĐGCN và cách để khắc phục!

Bản tự nhận xét đánh giá cá nhân quá dài

Mỗi một cơ quan, đơn vị sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau về độ dài của bản TNXĐGCN. Độ dài của nó có thể là 1 trang giấy, 2 trang giấy hoặc nhiều hơn. Bạn hãy dựa vào độ dài quy định để viết một bản tự nhận xét thật phù hợp nhé! Bản TNXĐGCN nên ngắn gọn, súc tích và đúng trọng tâm chứ không nên dài lê thê như một bài diễn văn.

Không phù hợp với vị trí đang ứng tuyển

Không phải chỉ những nhân sự đã làm việc lâu năm mới phải làm bản TNXĐGCN để nộp lên cấp trên mà ngay cả những ứng viên đang tìm việc đôi khi cũng cần hoàn thành một bản tự đánh giá để gửi cho đơn vị mà họ muốn ứng tuyển. Hãy điều chỉnh bản tự nhận xét của bạn theo hướng mà nhà tuyển dụng mong muốn.

Bạn cần tập trung vào những kỹ năng hay đức tính mà NTD cần ở ứng viên của họ. Chỉ khi bạn tạo ra được một bản TNXDGCN phù hợp với vị trí mình ứng tuyển thì cánh cửa cơ hội mới mở ra trước mắt bạn!

Sử dụng từ ngữ không thích hợp

Dù bạn là nhân viên cũ trong công ty hay là người đang đi tìm công việc mới thì tôi cũng chắc chắn rằng bản TNXĐGCN rất quan trọng với bạn! Bản tự nhận xét chính là phương tiện để bạn chứng minh mình là người đủ năng lực, là người hiểu rõ bản thân và luôn không ngừng cố gắng để hoàn thiện mình.

Khi viết bản TNXĐGCN cần sử dụng từ ngữ phù hợp

Cũng vì điều này mà bản tự đánh giá của bạn cần sử dụng những từ ngữ và văn phong phù hợp, chuyên nghiệp. Đừng dùng những từ ngữ quá chung chung, hãy đánh thẳng vào trọng tâm bằng những câu từ cụ thể và rõ nghĩa.

Quá nhiều lỗi chính tả

Lỗi chính tả là loại lỗi thường gặp trong hầu hết các loại văn bản, giấy tờ. Loại lỗi này sẽ khiến người đọc văn bản khó chịu và cho rằng người viết cẩu thả, thiếu chuyên nghiệp. Nói chung, nó sẽ mang đến phiền phức cho người viết nhưng lại không khó khắc phục.

Hãy kiểm tra thật kỹ bản TNXĐGCN của mình trước khi gửi đi bạn nhé! Hãy rà soát thật kỹ, cẩn thận hơn nữa thì bạn có thể sử dụng phần mềm kiểm tra chính tả để không bỏ sót chữ nào.

Sử dụng dịch vụ Luật sư X. Đảm bảo cho quý khách hàng thực hiện các khâu nhanh chóng, hiệu quả và tuân thủ pháp luật. Đến với Luật sư X những yêu cầu về luật, giấy tờ pháp lý như đăng ký mã số thuế cá nhân, thành lập công ty, khuê khai thu nhập,… đều sẽ được giải quyết nhanh chóng.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại 0833102102 để được tư vấn, hỗ trợ dịch vụ tốt nhất.

Hân hạnh được phục vụ quý khách!

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Bản tự nhận xét của Phó Hiệu trưởng sử dụng font chữ gì?

File sử dụng loại font chữ cơ bản và thông dụng nhất Unicode hoặc là TCVN3. Nếu là font Unicode thì thường máy tính của bạn đã có đủ bộ font này nên bạn sẽ xem được bình thường. Kiểu chữ hay sử dụng của loại font này là Times New Roman. Nếu tài liệu Bản tự nhận xét của Phó hiệu trưởng sử dụng font chữ TCVN3, khi bạn mở lên mà thấy lỗi chữ thì chứng tỏ máy bạn thiếu font chữ này. Bạn thực hiện tải font chữ về máy để đọc được nội dung.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.