Bán giấy đi đường giả bị xử phạt bao nhiêu tiền ?

12/09/2021
Bán giấy đi đường giả bị xử phạt bao nhiêu tiền ?
1073
Views

Thời gian vừa qua để kiểm soát dịch bệnh Covid-19; nhiều tỉnh thành đã thực hiện việc cấp giấy đi đường cho người dân. Tuy nhiên nhiều người đã lợi dụng việc này để bán giấy đi đường giả. Vậy hành vi bán giấy đi đường giả bị xử phạt bao nhiêu tiền ?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây.

“Theo cảnh sát, ngày 9/9, trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP. HCM phối hợp với Công an quận 1; tuần tra phát hiện Thạnh sử dụng giấy tờ giả để lưu thông. Kiểm tra trên người nghi phạm, cảnh sát tìm thấy 20 giấy đi đường giả.

Thạnh khai đặt mua giấy đi đường từ chỗ Tú với giá 1 triệu đồng/giấy. Sau khi nhận được giấy đi đường; Thạnh được Tú thuê đi giao giấy tờ giả cho khách với tiền công từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng/tờ. Mở rộng điều tra, Công an mời Tú, Tân, Thanh lên làm việc. Ba nghi phạm khai thất nghiệp do dịch Covid-19; nên bàn nhau làm giả giấy đi đường để bán kiếm tiền tiêu xài.

Tú và Thanh lên mạng đăng thông tin và tìm khách hàng, Tân nhận thông tin và làm giả giấy. Mỗi giấy đi đường được bán với giá 1-2 triệu đồng. Khám xét chỗ ở của các nghi phạm; nhà chức trách thu giữ 70 giấy đi đường; 27 giấy xác nhận tiêm vaccine Covid-19 và nhiều vật dụng liên quan việc làm giấy tờ giả.”

Thế nào là giấy đi đường giả ?

Giấy tờ được hiểu là giấy mang nội dung và có một giá trị nhất định; ví dụ như giấy phép lái xe; chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu,…

Căn cứ Khoản 3 Điều 3 Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định về làm giả giấy tờ, xác nhận trên giấy tờ giả mạo như sau:

“Làm giả giấy tờ, xác nhận trên giấy tờ giả mạo” là việc tạo dựng hoặc xác nhận các tài liệu, thông tin không có thực hoặc không chính xác để đăng ký chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ, chào bán chứng khoán ra công chúng, phát hành thêm cổ phiếu, đăng ký công ty đại chúng, đăng ký niêm yết hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán.

Như vậy giấy đi đường giả là một loại giấy tờ; có giá trị chính là để giúp người dân có thể ra ngoài theo quy định; và loại giấy này bị nhiều đối tượng làm ra để bán thu lợi nhuận mà không tuân theo các quy định của pháp luật.

Xử phạt đối với tổ chức cá nhân có chức năng; nhiệm vụ trong hoạt động cấp giấy đi đường

Xử phạt hành chính hành vi bán giấy đi đường giả

Trường hợp cơ quan có quyền cấp giấy đi đường cho người dân mà bán giấy đi đường giả cho dân hoặc thực hiện không đúng quy định cấp giấy đi đường có thể bị phạt theo Khoản 2 Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP; về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Đối với hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Căn cứ khoản 5, Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức thì:

“Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”.

Theo đó, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, doanh nghiệp cấp giấy đi đường giả mạo là 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi bán giấy đi đường giả

Đối với các cá nhân làm việc trong cơ quan có chức năng cấp giấy đi đường; mà thực hiện hành vi gian dối giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn; làm, cấp giấy đi đường giả cho các cá nhân khác có thể bị xử lý kỷ luật tại đơn vị; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giả mạo trong công tác theo Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Hình phạt cao nhất tùy theo số lượng giấy tờ làm giả để bán có thể lên tới 20 năm tù. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Điều 359. Tội giả mạo trong công tác

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;

b) Làm, cấp giấy tờ giả;

c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;

c) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.

………….”

Xử phạt đối với cá nhân không có chức năng; nhiệm vụ trong hoạt động cấp giấy đi đường

Bán giấy đi đường giả bị xử phạt bao nhiêu tiền trong trường hợp này ?

Trường hợp các cá nhân không có chức năng; nhiệm vụ trong hoạt động cấp giấy đi đường mà tự làm giả chữ ký và con dấu để bán cho các cá nhân, tổ chức khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gian dối, gây khó khăn cho cơ quan chức năng, không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo yêu cầu của nhà nước tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, mức xử phạt là 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi bán giấy đi đường giả trong trường hợp này

Ngoài ra, khi cân nhắc về hành vi và mức độ nguy hiểm; thì những đối tượng này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu; hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức; theo quy định tại Điều 341 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; hình phạt cao nhất có thể lên đến 7 năm tù. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

…………….”

Như vậy đối với hành vi bán giấy xét nghiệm Covid-19 giả; có thể bị xử phạt tù lên đến 20 năm tù.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Bán giấy đi đường giả bị xử phạt bao nhiêu tiền ?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Bán vaccine Covid-19 giả có bị phạt tù không ?

Căn cứ khoản Điều 194 Bộ luật hình sự năm 2015 sủa đổi, bổ sung năm 2017 quy định thì tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh
“1, Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 
………………..”
Tùy theo tính chất mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm sẽ có mức phạt tù tương ứng. Trường hợp bán vaccine covid 19 giả với mức độ đặc biệt nghiêm trọng có thể bị phạt tù chung thân hoặc tử hình.

Sử dụng CMTND giả bị xử phạt bao nhiêu tiền ?

Căn cứ  Điểm c khoản 3 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP sử dụng CMTND sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Đồng thời sẽ bị áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Với hành vi sử dụng CMTND giả để thực hiện các hành vi vi pháp pháp luật nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Tung tin giả về Cid-19 bị phạt bao nhiêu tiền ?

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định:
Hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp; chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan;… sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng. Tuy nhiên mức phạt trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Nếu cá nhân có hành vi vi phạm, mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Để lại một bình luận