Bạn gái không cho nhận con phải làm sao?

17/03/2022
Không cho vợ cũ thăm con, có bị phạt?
610
Views

Tôi và bạn gái chung sống như vợ chồng. Vì vài mâu thuẫn, cô ấy không cho tôi nhận con. Giờ tôi cần làm sao? Mong Luật sư giải đáp.

Rất cảm ơn câu hỏi của bạn. Hiện nay rất nhiều trường hợp các đôi sống chung với nhau, có con nhưng không kết hôn. Vì phát sinh mẫu thuẫn dẫn đến chia tay. Người bạn gái thường có xu hướng không muốn cho bố của đứa trẻ nhận con. Vậy người bố lúc này có được nhận con hay không. Thủ tục thực hiện như thế nào? Cần làm những việc gì? Để giải đáp câu hỏi của bạn đọc và những vấn đề xung quanh, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Bạn gái không cho nhận con phải làm sao?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Quan hệ của cha đối với con sinh ra khi chưa kết hôn

Theo Khoản 1 Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình:

1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

Điều 15 của Luật này quy định như sau:

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

Theo đó mặc dù không phát sinh quan hệ vợ chồng nhưng quan hệ giữa cha mẹ và con vẫn phát sinh. Do đó người cha của đứa bé vẫn có quyền và trách nhiệm của cha đối với con.

Quyền của cha mẹ đối với con

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được tôn trọng và bảo vệ. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có nghĩa vụ và quyền như:

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Về nuôi con, điều 71, 72 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

Theo Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình quy định:

1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

Cha có được nhận con khi mẹ của bé không đồng ý?

Luật hôn nhân và gia đình quy định như sau:

Điều 89. Xác định con

1. Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.

Điều 91. Quyền nhận con

1. Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.

2. Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.

Điều 102. Người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con

2. Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này.

Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con

2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.

Theo đó, nếu không thuộc các trường hợp bị hạn chế quyền nuôi con thì người cha hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án xác định con cho mình khi người mẹ không đồng ý cho người cha nhận con. Đồng thời người cha có các quyền và nghĩ vụ của cha đối với con như: chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng, cấp dưỡng (trường hợp không sống chung), ….

Thủ tục yêu cầu Tòa án xác định cha cho con

Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện lên Tòa án

Đầu tiên bạn phải chuẩn bị  01 bộ hồ sơ rồi gửi lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn gái của bạn cư trú để yêu cầu giải quyết. Thẩm quyền giải quyết của Toà án được xác định theo Điều 35 và 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Trong đó, Hồ sơ bao gồm:

– Đơn khởi kiện yêu xác định lại cha cho con;

– Bản sao có chứng thực CMND/CCCD, hộ khẩu của bạn và bạn gái;

– Giấy khai sinh của cháu;

– Văn bản, giấy tờ chứng minh mối quan hệ cha – con của bạn và cháu bé

Theo Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP, Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

– Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
– Trường hợp không có văn bản thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

Trường hợp có tài liệu

Tham gia các thủ tục tố tụng để giải quyết tranh chấp xác đinh cha cho con

Sau khi Tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện của bạn, bạn sẽ tham gia các thủ tục để có thể xác định bạn là cha của đứa trẻ. Bạn phải tham gia các thủ tục như phiên họp kiểm tra, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải. Nếu có thể thảo thuận được với bạn gái bạn thì Tòa sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận. Nhưng nếu vẫn không thỏa thuận được thì Tòa sẽ mở phiên tòa. Trong phiên tòa sẽ giải quyết sự tranh chấp về quyền nhận con.

Làm thủ tục thay đổi thông tin về quan hệ cha con với đứa bé

Sau khi có Tòa án ra quyết định công nhận quan hệ cha con rồi bạn mang bản án hoặc quyết định của TAND tới UBND xã để làm thủ tục thay đổi thông tin người cha và họ tên của con bạn trên giấy khai sinh.

Điều 27 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch như sau:

“Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.”

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Bạn gái không cho nhận con phải làm sao?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Căn cứ nào để xác định quan hệ cha, mẹ, con khi không có hôn nhân hợp pháp?

Trong trường hộp không có hôn nhân hợp pháp thì căn cứ để xác định mối quan hệ cha mẹ và con sẽ dựa vào:
– Căn cứ vào thời điểm thụ thai thời gian mang thai và thời điểm sinh con
– Căn cứ vào khoảng thời gian hai bên nam nữ quan hệ tình dục
– Căn cứ vào mối quan hệ cha mẹ và con trên thực tế.

Trường hợp nếu con được sinh ra bằng phương pháp khoa học sẽ được xác định thế nào?

Trong trường hợp con sinh ra bằng phương pháp khoa học thì căn cứ để xác định là:
– Căn cứ vào thời kì hôn nhân của cặp vợ chồng vô sinh
– Căn cứ vào sự tự nguyện của cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân, của người cho và nhận noãn, cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi
– Căn cứ vào sự kiện sinh đẻ

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.