Bản án tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai mới 2022

06/09/2022
Bản án tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai
676
Views

Xin chào luật sư. Bọn cháu là sinh viên luật và có thắc mắc một chút về bản án hình sự. Cụ thể là về Bản án tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai. Vậy luật sư có thể giúp chúng cháu tìm hiểu rõ hơn về các bản án về tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai được không ạ? Về hình thức và nội dung của các bản án này như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi..

Tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai không còn xa lạ gì nhất là trong thời điểm hiện nay việc xâm phạm các quy định pháp luật về sử dụng đất đai xảy ra rất phổ biến. Bản án chính là việc cơ quan có thẩm quyền nhân danh nhà nước tuyên bố một/một số người có hay không có tội. Vậy mẫu bản án về tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai được quy định như thế nào? Về hình thức và nội dung của các bản án này ra sao? Để làm rõ hơn về vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Bản án tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Tội vi phạm quy định về sử dụng đất

Vi phạm quy định về sử dụng đất được hiểu là hành vi lấn chiếm đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất, sử dụng đất trái với quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất.

Theo đó có thể hiểu tội vi phạm quy định về sử dụng đất là hành vi cố ý của một chủ thể làm trái với quy định của pháp luật về sử dụng đất đai đến mức phải xử lý hình sự. Hành vi này phải thỏa mãn các dầu hiệu cầu thành của Tội vi phạm quy định về sử dụng đất.

Tội vi phạm các quy định sử dụng đất đai được quy định tại Điều 228 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

Điều 228. Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai

1. Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy tùy theo tính chất mức độ của hành vi phạm tội, tình trạng nhân thân, ý thức chấp hành mà mức xử lý cũng sẽ có sự khác nhau.

Bản án tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai là gì?

Bản án là văn bản ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi xét xử một vụ án. Bản án chính là sự kết thúc toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cho nên nội dung của nó phải phản ánh những kết quả của phiên tòa và ý kiến phân tích, đánh giá của hội đồng xét xử.

Bản án là loại văn bản đặc trưng riêng và quan trọng nhất thể hiện thẩm quyền xét xử của Tòa án. Chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền ban hành theo trình tự tố tụng chặt chẽ.

  • Căn cứ theo lĩnh vực pháp luật, bản án được chia ra làm:

+Bản án hình sự: là bản án xét xử trong vụ án hình sự tuyên về việc một hay một số đối tượng bị Viện kiểm sát truy tố trước đó và qua quá trình xét xử tại phiên tòa kết luận họ có tội hay không. Quyết định của tòa án thừa nhận bị cáo là người có tội hoặc không có tội, và người có tội phải chịu hình phạt hoặc được miễn hình phạt. Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để bảo đảm tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định trình tự làm án từ khi nghị án cho đến khi tuyên án.

+ Bản án dân sự: là bản án giải quyết về tranh chấp dân sự giữa các đương sự trong vụ án.

Bản án tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai là một loại bản án hình sự. Một người phạm tội khi được xét xử tại tòa án sẽ được Hội đồng xét xử đưa ra phán quyết về việc họ có tội hay không có tội. Bản án tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai chính là bản án tuyên một người phạm Tội vi phạm các quy định sử dụng đất đai được quy định tại Điều 228 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó với bản án này cần chú ý các nội dung sau:

Bản án tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai gồm những loại nào?

Bản án tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai
Bản án tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai

Căn cứ vào hiệu lực thi hành, bản án được chia ra làm bản án có hiệu lực và chưa có hiệu lực pháp luật.

-Bản án đã có hiệu lực pháp luật:

Các bản án này bao gồm:

  • Bán sơ thẩm đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không bị kháng cáo, kháng nghị;
  • Bán án phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm

Các bản án và quyết định của tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân; những người và đơn vị hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành. Chỉ có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ bản án đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm hoặc xem xét theo thủ tục đặc biệt.

– Bản án chưa có hiệu lực pháp luật

Là Bản án sơ thẩm chưa hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị hoặc bị kháng cáo, kháng nghị nhưng chưa xét xử phúc thẩm. Bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì không được đem ra thi hành.

Mẫu bản án tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai

Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19/9/2017 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC ban hành mẫu và hướng dẫn viết bản án hình sự sơ thẩm thống nhất trong toàn ngành. Theo đó Bản án tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai cũng được lập tương tự theo mẫu đã quy định. Theo đó bạn có thể tham khảo về tải xuống bản án về tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai dưới đây:

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Nội dung của bán án tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai

Bản án gồm 4 phần:

Phần mở đầu

Phần này phản ánh các nội dung theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 260 BLTTHS gồm: Thông tin của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và những người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa; thời gian, địa điểm mở phiên tòa, xử công khai hay xử kín…

Phần “Nội dung vụ án”

Phần này phải thể hiện đầy đủ các nội dung theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 260 BLTTHS. Cụ thể:

– Số, ngày, tháng, năm của bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố; tên Viện kiểm sát truy tố; hành vi của bị cáo theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố; tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự và mức hình phạt, hình phạt bổ sung, biện pháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà Viện kiểm sát đề nghị áp dụng đối với bị cáo; xử lý vật chứng;

– Ý kiến của người bào chữa, bị hại, đương sự, người khác tham gia phiên tòa được Tòa án triệu tập;

Phần “Nhận định của Tòa án”

Phần này phải phản ánh đầy đủ các nội dung theo quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 260 BLTTHS. Gồm có:

– Nhận định của Hội đồng xét xử phải phân tích những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định không có tội, xác định bị cáo có tội hay không và nếu bị cáo có tội thì là tội gì, theo điểm, khoản, điều nào của Bộ luật hình sự và của văn bản quy phạm pháp luật khác được áp dụng, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và cần phải xử lý như thế nào. Nếu bị cáo không có tội thì bản án phải ghi rõ những căn cứ xác định bị cáo không có tội và việc giải quyết khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật;

– Phân tích lý do mà Hội đồng xét xử không chấp nhận những chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, yêu cầu, đề nghị của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự và người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ đưa ra;

– Phân tích tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

Phần quyết định

Trong phần này, ghi đầy đủ các nội dung được quy định tại điểm g khoản 2 Điều 260 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Ghi rõ các căn cứ pháp luật để ra quyết định như căn cứ Điểm khoản điều của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Ghi rõ Quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về án phí và quyền kháng cáo đối với bản án. Trường hợp có quyết định phải thi hành ngay thì ghi rõ quyết định đó.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Bản án tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách muốn tìm hiểu về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thắc mắc rằng làm sổ đỏ mất bao nhiêu tiền; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ cho thuê văn phòng ảo uy tín, giá rẻ; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Hiệu lực của Bản án tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai sơ thẩm?

Theo Điều 343 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, “Bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị”.
Khoản 1 Điều 333 của Bộ luật này quy định: “Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật”.
Theo khoản 1 Điều 337 của Bộ luật này, “thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án”.
Căn cứ các quy định nêu trên, nếu không bị kháng cáo, kháng nghị, bản án hình sự sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai sơ thẩm phải được giao, gửi cho ai?

Căn cứ pháp lý quy định tại điều 262 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về việc giao, gửi bản án như sau:
“1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án cấp sơ thẩm phải giao bản án cho bị cáo, bị hại, Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa; gửi bản án cho bị cáo bị xét xử vắng mặt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 290 của Bộ luật này,…”
Theo đó Bản án tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai sơ thẩm phải được giao bản án cho bị cáo, bị hại, Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa; gửi bản án cho bị cáo bị xét xử vắng mặt.

Những ai có quyền kháng cáo Bản án tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai?

Điều 331 của Bộ luật tố tụng hình sự quy định những người sau đây có quyền kháng cáo:
“1. Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
2. Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
3. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
6. Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội”.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.