Ai là người ký điều lệ công ty TNHH?

02/02/2023
Ai là người ký điều lệ công ty TNHH?
220
Views

Có thể thấy rằng điều lệ của công ty được xem như một bản cam kết, nhất trí giữa các chủ sở hữu công ty, giữa những người đồng sáng lập công ty hay giữa những người góp vốn và thành lập công ty, việc này xác lập các nội dung về cách thức thành lập, danh tính công ty, vấn đề góp vốn, bộ máy tổ chức và hoạt động của công ty hay những nội dung khác. Điều lệ công ty TNHH chính là văn bản của những người chủ sở hữu hay chính là sự thỏa thuận giữa những người chủ sở hữu công ty cam kết với nhau, ràng buộc các thành viên công ty đối với những quy định chung, đồng thời được xây dựng căn cứ trên những quy định chung của pháp luật. Vậy hiện nay ai là người ký điều lệ công ty TNHH? Quy định pháp luật về điều lệ công ty TNHH ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Quy định về điều lệ công ty như thế nào?

Căn cứ Khoản 1 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều lệ công ty bao gồm: Điều lệ khi đăng ký thành lập công ty và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.

Điều 24. Điều lệ công ty

1. Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.”

Đặc điểm của Điều lệ công ty TNHH

– Điều lệ công ty TNHH là căn cứ pháp lý đầu tiên và quan trọng nhất khi có tranh chấp xảy ra, được đưa ra làm cơ sở để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và các vấn đề phát sinh của doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty TNHH do doanh nghiệp tự lập nên, có nội dung căn cứ theo các quy định về pháp luật doanh nghiệp và không được trái với các quy định pháp luật.

– Điều lệ TNHH là bản cam kết của chủ sở hữu hoặc các thành viên công ty về việc thành lập công ty, quản lý và hoạt động của doanh nghiệp.

Ai là người ký điều lệ công ty TNHH?
Ai là người ký điều lệ công ty TNHH?

– Việc xác lập, sửa đổi, bổ sung và hủy bỏ Điều lệ của công ty phải thực hiện tuân thủ theo các quy định của pháp luật.

– Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Quy định về điều lệ công ty TNHH

Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên có nghĩa vụ tuân thủ Điều lệ công ty.

Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của Hội đồng thành viên được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty, Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Khi có sự thay đổi, công ty phải cập nhật kịp thời thay đổi thành viên trong sổ đăng ký thành viên theo yêu cầu của thành viên có liên quan theo quy định tại Điều lệ công ty.

Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả thành viên công ty là cá nhân và người đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty là tổ chức. Điều lệ công ty quy định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần.

Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên phải tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên. Thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên, hình thức biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.

Hội đồng thành viên thông qua nghị quyết, quyết định thuộc thẩm quyền bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định.

Ai là người ký điều lệ công ty TNHH?

Theo quy định tại Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020, điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.

Điều lệ công ty bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);
  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
  • Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
  • Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Cơ cấu tổ chức quản lý;
  • Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;
  • Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
  • Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên;
  • Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
  • Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
  • Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
  • Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều này, điều lệ công ty khi đăng ký doanh nghiệp phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những người sau đây:

  • Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
  • Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  • Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  • Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần.

Như vậy, khi đăng ký công ty TNHH, điều lệ công ty phải bao gồm chữ ký của Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức (đối với công ty TNHH một thành viên) hoặc hành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên).

Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung, điều lệ công ty được phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những người sau đây:

  • Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh;
  • Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  • Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.

Như vậy, trong trường hợp sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty TNHH phải có chữ ký của chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật.

Một số lưu ý khi xây dựng điều lệ công ty

Mỗi một doanh nghiệp, một công ty cần xây dựng một bản điều lệ riêng cho công ty của mình. Điều này là hoàn toàn hợp lý và cần thiết do mỗi doanh nghiệp là một chủ thể độc lập, mà không thể có trường hợp doanh nghiệp giống nhau y hệt để có thể có điều lệ công ty giống nhau. Điều lệ doanh nghiệp còn phải căn cứ vào nhiều yếu tố như số lượng thành viên công ty, mô hình tổ chức của công ty, tình hình tài chính, vốn của công ty,… nên điều lệ của mỗi công ty chỉ là một bản thể duy nhất, không được trùng lặp.

Điều lệ khi xây dựng và thông qua cần được có sự đồng ý của các thành viên công ty. Điều này đã được giải thích ở phần trên, do ở thời điểm thành lập, thì chủ thể soạn thảo nên điều lệ công ty nên họ có quyền cũng như nghĩa vụ trong việc xây dựng và thông qua điều lệ công ty. Việc thông qua điều lệ công ty được thể hiện bằng việc các chủ thể đó ký vào bản điều lệ công ty khi nộp lên cơ quan đăng ký doanh nghiệp.

Khi xây dựng điều lệ công ty, bên cạnh việc tuân thủ pháp luật thì điều lệ công ty cũng không được xuân phạm đến quyền và lợi ích của các chủ thể khác trong xã hội. Điều này là nghĩa vụ của các công ty khi xây dựng điều lệ.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Khuyến nghị

Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến thành lập công ty. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Thông tin bài viết

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Ai là người ký điều lệ công ty TNHH?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về thủ tục ly hôn tại hà nội nhanh chóng. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp:

Thực hiện việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty như thế nào?

Bước 1: Họp Hội đồng thành viên
– Hội đồng thành viên của công ty họp để thảo luận về vấn đề sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty.
– Thông qua nghị quyết về sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp.
Bước 2: Thông qua việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty
– Nghị quyết được thông qua khi đạt số phiếu ít nhất 75% số thành viên dự họp tán thành hoặc một tỷ lệ khác nếu như trong Điều lệ công ty có quy định.
– Có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ ngày ghi tại nghị quyết đó, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

Sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty có phải thông báo với cơ quan ĐKKD không?

Theo Điều 28 Luật doanh nghiệp 2020, điều lệ công ty không phải là nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nên khi sửa đổi, bổ sung, công ty không cần phải thực hiện thủ tục thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

Trường hợp nào cần thực hiện sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty?

Luật Doanh nghiệp không quy định chi tiết khi nào phải sửa đổi, bổ sung Điều lệ. Một số trường hợp thường phải sửa đổi, bổ sung như sau:
– Sửa đổi, bổ sung những nội dung quan trọng trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như: Tên và mã số doanh nghiệp; Địa chỉ trụ sở chính; Vốn điều lệ…
– Sửa đổi, bổ sung một số quy định khác trong Điều lệ: Doanh nghiệp có thể sửa đổi, bổ sung những nội dung khác trong Điều lệ nhưng không được trái với quy định của pháp luật doanh nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.