Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 quy định về gì

21/07/2022
Phân tích Điều 254 Bộ luật dân sự 2015?
787
Views

Điều 254 Bộ luật dân sự năm 2015 số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định về quyền đối với bất động sản liền kề. Cụ thể Điều khoản này nói quyền về lối đi qua khi chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng.

Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về chủ đề “Phân tích Điều 254 Bộ luật dân sự 2015?” qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp luật

Bộ luật dân sự 2015

Quy định Điều 254 trong Bộ luật dân sự 2015

Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 254. Quyền về lối đi qua

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

Phân tích Điều 254 Bộ luật dân sự 2015?
Phân tích Điều 254 Bộ luật dân sự 2015?

Phân tích Điều 254 Bộ luật dân sự 2015

Khoản 1 Điều 254 Bộ luật dân sự 2015

“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy, quyền về lối đi qua là quyền được mở một lối đi trên phần đất của chủ sở hữu bất động sản vây bọc để tạo lối đi qua cho chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc khi có đủ điều kiện theo quy định.

Đây là quyền cần thiết, quan trọng trong trường hợp một bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản mà không có lối ra.

Theo quy định điều 254 Bộ luật dân sự 2015, điều kiện áp dụng quyền về lối đi là:

Bất động sản phải bị vây bọc bởi các bất động sản khác

Bộ luật dân sự không giải thích bất động sản bị vây bọc là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu bất động sản bị vây bọc là bị bao vây bởi một hoặc nhiều bất động sản xung quanh dẫn đến không thể trực tiếp lưu thông với đường công cộng hoặc đường lưu thông quá nhỏ dẫn đến việc sử dụng, khai thác bất động sản bị hạn chế.

Không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng

Điều này được hiểu là:

  • Không có bất cứ một lối đi nào ra đường công cộng, chủ sở hữu không thể lưu thông ra đường.
  • Có lối đi nhưng lối đi không đủ, quá hẹp hoặc quá ngắn để chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc có thể đi ra đường công cộng.

Như vậy, khi đảm bảo 2 điều kiện trên thì chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc mở cho mình một lối đi.

Theo đó, không phải chủ sở hữu thích yêu cầu mở lối đi trên bất động sản nào cũng được. Yêu cầu mở lối đi phải đảm bảo lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào được coi là thuận tiện, hợp lý nhất. Điều này có tính đến địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Phân tích Điều 254 Bộ luật dân sự 2015?
Phân tích Điều 254 Bộ luật dân sự 2015?

Khoản 2 Điều 254 Bộ luật dân sự 2015

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

Lối đi được mở phải thuận tiện và hợp lý nhất. Đây là quy định cho trường hợp bất động sản bị bao quanh bởi nhiều bất động sản khác.

Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi như thế nào là do các bên thỏa thuận. Việc thỏa thuận cần đảm bảo cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên. Khi có tranh chấp về vấn đề này, các bên có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan có thẩm quyền xác định.

Khoản 2 Điều 254 BLDS năm 2015 đã nêu rõ thẩm quyền giải quyết tranh chấp về lối đi, các bên sẽ được quyền lựa chọn Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác để xác định chứ không có nêu chung chung như quy định tại khoản 2 Điều 275 BLDS năm 2005 là “cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định”.

Khoản 3 Điều 254 Bộ luật dân sự 2015

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong mà không có đền bù. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

Quyền và nghĩa vụ của các bên

Theo quy định của Bộ luật dân sự, các bên có quyền và nghĩa vụ sau:

Về bên chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua

Thứ nhất, về quyền:

  • Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc được quyền yêu cầu chủ quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
  • có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan có thẩm quyền xác định Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi  nếu không thể thỏa thuận được.

Thứ hai, về nghĩa vụ:

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Phân tích Điều 254 Bộ luật dân sự 2015?
Phân tích Điều 254 Bộ luật dân sự 2015?

Về bên chủ sở hữu của bất động sản chịu hưởng quyền

Thứ nhất, về quyền:

  • Có quyền được đền bù phần đất mà họ bỏ ra cho lối đi của chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua.
  • có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan có thẩm quyền xác định Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi  nếu không thể thỏa thuận được.

Thứ hai, về nghĩa vụ:

Có nghĩa vụ phải dành một lối đi hợp lý trên phần đất của họ cho chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc nếu Lối đi được mở trên bất động sản liền kề đó được coi là thuận tiện và hợp lý nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Phân tích Điều 254 Bộ luật dân sự 2015?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xin cấp phép bay flycam , tạm dừng công ty, tra cứu thông tin quy hoạch, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao, thủ tục tạm ngừng kinh doanh … của Luật sư 247, hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Hiệu lực của quyền về lối đi qua?

Theo điều 247 Bộ luật dân sự 2015, quyền về lối đi qua có hiệu lực mọi cá nhân, pháp nhân và được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Như vậy, quyền về lối đi qua có giá trị với cả người thứ ba.
Mọi cá nhân, pháp nhân đều phải tôn trọng quyền này. Khi chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc có quyền về lối đi chuyển giao bất động sản của mình cho chủ thể khác thì cũng phải chuyển giao cả quyền về lối đi cho chủ thể đó.

Khi nào chấm dứt quyền về lối đi qua?

Theo điều 256, Bộ luật dân sự 2015, quyền về lối đi qua chấm dứt trong các trường hợp sau:
Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người.
Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền.
Theo thỏa thuận của các bên.
Trường hợp khác theo quy định của luật.

Nguyên tắc thực hiện quyền về lối đi qua?

Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
1. Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền.
2. Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền.
3. Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.