5 khoản tiền cần nộp khi nhận thừa kế nhà đất

30/03/2022
493
Views

Khi nhận được di sản thừa kế là nhà đất thì người thừa kế có nghĩa vụ nộp một số khoản tiền nhất định, trừ trường hợp được miễn. Vậy đó là những khoản tiền nào? Được quy định ở đâu? Những trường hợp nào được miễn không cần phải nộp? Để làm rõ các thắc mắc này, Luật sư X  xin giới thiệu bài viết “5 khoản tiền cần nộp khi nhận thừa kế nhà đất”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để hiểu hơn về vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

5 khoản tiền dưới đây là những nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí phải nộp vào ngân sách; các chi phí khác như phí công chứng;….Cụ thể:

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu tức là việc tính thuế dựa trên thu nhập của người nộp thuế khi đã trừ đi các khoản thu nhập được tính vào miễn thuế và các khoản được giảm trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân cùng các văn bản, hướng dẫn liên quan.

Về nguyên tắc bạn sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi nhận thừa kế nhà đất. Trừ trường hợp được miễn thuế theo quy định pháp luật. Theo đó:

Trường hợp miễn thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ nhận thừa kế giữa những người sau thì không phải nộp thuế thu nhập cá nhân, gồm:

  • Giữa vợ với chồng;
  • Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;
  • Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi;
  • Cha chồng, mẹ chồng với con dâu;
  • Cha vợ, mẹ vợ với con rể;
  • Ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại;
  • Anh chị em ruột với nhau.

Trường hợp phải nộp thuế thu nhập cá nhân

Nếu không thuộc trường hợp được miễn trên thì bạn phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể:

Theo điểm c khoản 9 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân có thu nhập từ nhận thừa kế là bất động sản phải nộp thuế thu nhập cá nhân, gồm:

  • Quyền sử dụng đất;
  • Quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất;
  • Quyền sở hữu nhà, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai;
  • Kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai
  • Quyền thuê đất;
  • Quyền thuê mặt nước;
  • Các khoản thu nhập khác nhận được từ thừa kế là bất động sản dưới mọi hình thức.

Trong đó, mức thuế phải nộp như sau:

Căn cứ khoản 4 Điều 16 Thông tư 111/2013/TT-BTC; số thuế thu nhập cá nhân phải nộp khi nhận thừa kế bất động sản được xác định theo công thức sau:

Thuế thu nhập cá nhân = 10% x Giá trị bất động sản nhận được

Lưu ý: Chỉ những bất động sản có giá trị lớn hơn 10 triệu đồng mới phải nộp thuế.

Lệ phí trước bạ

Cũng tương tự như thuế thu nhập cá nhân thì người hưởng thừa kế cũng phải nộp lệ phí trước bạ do sang tên quyền sử dụng đất được thừa kế; trừ trường hợp được miễn.

Trường hợp được miễn lệ phí trước bạ

Theo khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP; khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở là di sản thừa kế giữa những người sau đây thì được miễn lệ phí trước bạ:

  • Giữa vợ với chồng;
  • Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;
  • Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi;
  • Cha chồng, mẹ chồng với con dâu;
  • Cha vợ, mẹ vợ với con rể;
  • Ông nội, bà nội với cháu nội;
  • Ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại;
  • Anh, chị, em ruột với nhau.

Mức đóng lệ phí trước bạ

Ngoài những trường hợp được miễn lệ phí trước bạ thì người nhận thừa kế khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở phải nộp lệ phí trước bạ theo công thức sau:

Lệ phí trước bạ = 0.5% x Giá trị bất động sản nhận được

Trong đó, giá trị bất động sản nhận được căn cứ theo giá của Nhà nước, cụ thể:

  • Đối với di sản thừa kế là quyền sử dụng đất thì căn cứ vào giá đất tại bảng giá đất.
  • Đối với di sản thừa kế là nhà ở thì căn cứ vào giá tính lệ phí trước bạ do các tỉnh, thành quy định (phải xem tại văn bản của từng tỉnh, thành).

Phí thẩm định hồ sơ

Điểm i khoản 1 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định:

“Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khoản thu đối với công việc thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (bao gồm cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận và chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp) theo quy định của pháp luật.

Căn cứ quy mô diện tích của thửa đất, tính chất phức tạp của từng loại hồ sơ, mục đích sử dụng đất và điều kiện cụ thể của địa phương để quy định mức thu phí cho từng trường hợp”.

Theo đó, phí thẩm định hồ sơ khi đăng ký biến động (chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế,…) do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành quy định nên mức thu khác nhau.

Lệ phí cấp giấy chứng nhận

Trường hợp người nhận thừa kế có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận mới thì phải nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận mới đứng tên người được thừa kế thay vì vẫn để Giấy chứng nhận cũ và chỉ đăng ký biến động để ghi tên và đóng dấu vào trang 3, 4 của Giấy chứng nhận. Nếu không có như cầu thì bạn không phải nộp khoản lệ phí này.

Mức lệ phí phải nộp:

Dù các tỉnh thành có mức thu khác nhau nhưng đều thu dưới 100.000 đồng/Giấy chứng nhận/lần cấp.

Các khoản chi phí khác

Ngoài các khoản chi phí nêu trên; người được thừa kế nhà đất còn có thể phải nộp các chi phí sau:

  • Lệ phí công chứng
  • Khai nhận di sản thừa kế
  • Khoản tiền viết di chúc
  • Phí thù lao thuê luật sư, ủy quyền thực hiện thủ tục sang tên, đổi chủ,…

Video Luật sư 247 đề cập vấn đề 5 khoản tiền cần nộp khi nhận thừa kế nhà đất

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “5 khoản tiền cần nộp khi nhận thừa kế nhà đất“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Di sản thừa kế là gì?

Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”
Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó.

Những hàng thừa kế theo pháp luật là gì?

Theo BLDS 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.