Bác tài xê lái xe đôi khi không phải chỉ đi đường nội thành; đôi khi có việc phải đi xa, cung đường phải thường xuyên để ý biển cảnh báo nguy hiểm trên đường để tránh gặp những nguy hiểm không mong muốn. Hôm nay, Luật sư 247 giúp bạn chỉ ra 12 loại biển cảnh báo nguy hiểm; tài xế nhất thiết phải biết khi đi đường nhé!
Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019 có hiệu lực thi hành từ 1/7, quy định nhiều loại biển báo nguy hiểm mà tài xế cần nhớ để tránh những rủi ro trong quá trình lưu thông trên đường.
Trao đổi với Báo Giao thông, ông Vũ Ngọc Lăng, Vụ trưởng Vụ ATGT (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, đây là những loại hiển báo cảnh báo nguy hiểm cho tài xế. “Khi gặp các loại biển báo này, lái xe ô tô cần chú ý về tốc độ xe chạy, người lái xe phải thận trọng để đảm bảo ATGT”, ông Lăng nói.
Biển số 222a “Đường trơn”
Biển này báo trước sắp tới đoạn đường có thể xảy ra trơn trượt; đặc biệt là khi thời tiết xấu, mưa phùn (hệ số bám của lốp với mặt đường < 0,3) lái xe cần tránh hãm phanh; tăng ga, sang số đột ngột hoặc xe chạy với tốc độ cao sẽ bị nguy hiểm.
Biển số 222b “Lề đường nguy hiểm”
Để báo những nơi lề đường không ổn định; khi xe đi vào dễ gây văng đất đá hoặc bánh xe quay tại chỗ..
Biển số 211a
Được đặt để báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt không có rào chắn; không có người điều khiển giao thông. Trong trường hợp có từng đoạn đường bộ và đường sắt cùng đi chung với nhau; như cầu đi chung cũng phải cũng phải đặt một trong hai biển số 210 hoặc 211a để phù hợp với thực tế có hay không có rào chắn.
Nơi đặt biển số 211a thường sẽ đặt thêm biển số 242(a,b) “Nơi đường sắt giao nhau với đường bộ” đặt cách ray ngoài cùng của đường sắt là 10 m.
Biển số 223(a,b) “Vách núi nguy hiểm”
Báo hiệu đường đi sát vách núi. Biển dùng để báo nguy hiểm cho người lái xe phải cẩn thận. Biển đặt ở nơi sắp vào đoạn đường đi sát vách núi vừa hẹp vừa hạn chế tầm nhìn. Khi dùng biển cần chú ý vách núi nằm ở bên trái hay bên phải đường để đặt biển 223a hoặc biển 223b cho phù hợp.
Biển số 224 “Đường người đi bộ cắt ngang”
Báo trước sắp tới phần đường dành cho người đi bộ sang đường. Gặp biển này các xe phải giảm tốc độ; nhường ưu tiên cho người đi bộ và chỉ được chạy xe khi không gây nguy hiểm cho người đi bộ.
Phần đường dành cho người đi bộ cắt ngang tại nơi đường giao nhau; trong nội thành, nội thị nơi người qua lại nhiều phải được sơn kẻ vạch đường dành cho người đi bộ.
Biển số 216 “Đường ngầm”
Biển nay báo trước những vị trí có đường ngầm (đường tràn). Đường ngầm là những đoạn đường vượt qua sông, suối, khe cạn mà nước có thể chảy tràn qua thường xuyên hoặc khi có lũ. Ở hai đầu đường ngầm phải cắm cột báo mức nước (cột thủy chí).
Biển số 215 “Kè, vực sâu phía trước”
Biển này cảnh báo phía trước những vị trí có kè chắn vực sâu; hoặc sông suối đi sát đường; cần đề phòng tình huống nguy hiểm rơi xuống vực sâu hoặc sông suối (thường có ở những chỗ ngoặt nguy hiểm).
Biển số 214 “Cầu quay-cầu cất”
Biển báo phía trước gặp cầu xoay; cầu cất là loại cầu trong từng thời gian có cắt giao thông đường bộ bằng cách quay hoặc nâng nhịp thông thuyền để cho tàu thuyền qua lại. Các phương tiện đi trên đường bộ thấy biển này phải dừng lại chờ đợi.
Biển số 212 báo trước sắp đến cầu hẹp
Đây là loại cầu có chiều rộng phần xe chạy nhỏ hơn hoặc bằng 4,50m. Khi qua các cầu này lái xe phải đi chậm, quan sát, nhường nhau và dừng lại chờ ở hai đầu cầu.
Biển số 213 “Cầu tạm”
Thông báo phía trước sắp đến cầu tạm. Đây là loại cầu được làm để sử dụng tạm thời cho xe cộ qua lại.
Nếu trọng tải của cầu thấp và khổ cầu hẹp; phải đặt thêm các biển số 115 “Hạn chế trọng lượng xe” và biển số 118 “Hạn chế chiều ngang” hoặc các biển báo cần thiết khác. Khi gặp báo hiệu cầu tạm, người sử dụng cần thận trọng; khi nước ngập nhất thiết không được qua cầu.
Biển số 219 “Dốc xuống nguy hiểm”
Biển này báo phía trước có đoạn đường xuống dốc nguy hiểm. Con số ghi trong biển chỉ độ dốc thực tế tính bằng %. Chiều dài của đoạn dốc được chỉ dẫn bằng biển số 501 “Phạm vi tác dụng của biển” đặt bên dưới biển chính.
Những vị trí xuống dốc nguy hiểm là: độ dốc 6% và chiều dài dốc trên 600m; độ dốc 10% và chiều dài dốc trên 140m; độ dốc 15% và chiều dài dốc trên 60m. Người lái các phương tiện phải lựa chọn phương thức chạy xe cho phù hợp để xe lên dốc một cách thuận lợi, an toàn
Xem thêm: Cách nhận biết vạch kênh hóa dòng xe để tránh bị phạt
Biển số 221 (a,b) “Đường không bằng phẳng”
Biển này báo trước sắp tới đoạn đường có mặt đường không bằng phẳng; lồi lõm… xe chạy với tốc độ cao sẽ nguy hiểm.
Biển số 221a “Đường có ổ gà, lồi lõm” đặt trong trường hợp đường đang tốt, xe chạy nhanh; chuyển sang những đoạn lồi lõm, gập ghềnh, ổ gà, lượn sóng. Những đoạn đường khi xe chạy nhanh chỉ chạy được tốc độ dưới 20km/h thì không phải đặt biển số 221a trong trường hợp trên. Chiều dài của đoạn đường không bằng phẳng được chỉ dẫn bằng biển số 501 “Phạm vi tác dụng của biển” đặt bên dưới biển chính.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Các loại biển báo cấm xe máy đi vào mới nhất hiện nay
- Chưa có bằng lái thì có được đăng ký xe ô tô không?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi . Nếu có gì thắc mắc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ đến 0833.102.102 để được hỗ trợ, giải đáp kịp thời.